Triệu chứng cảnh báo nồng độ axit uric trong máu đang “vượt ngưỡng” là dấu hiệu báo động về tình trạng sức khỏe gặp vấn đề. Nếu kịp thời phát hiện sẽ giúp người bệnh có những phương pháp điều trị để cải thiện bệnh, cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm. Ngay sau đây, hãy cùng Forgout điểm danh 5 triệu chứng tiềm ẩn báo hiệu nồng độ axit uric cao mà bạn cần phải lưu ý nhé!
Đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của gút, đặc biệt là khi cơn đau xảy ở khớp ngón chân cái. Tuy nhiên, có nhiều người sẽ nhầm tưởng với cơn đau khớp thông thường, bởi giai đoạn đầu khi axit urix tăng cao, người bệnh chưa thấy có biểu hiện gì. Thế nhưng, ở giai đoạn sau, cơn đau có thể tấn công bất cứ lúc nào. Thậm chí, có thể lan rộng sang các khớp khác như: đầu gối, cổ tay, mắt cá chân, khuỷu tay.
Nếu axit uric tăng quá cao khiến cơn đau làm rộng ra nhiều khớp, có thể gây khó khăn trong việc chẩn đoán. Do đó, nếu bạn cảm nhận được những cơn đau từ từ, nhẹ hoặc trung bình ở các khớp khác ngoài ngón chân cái, thì đây rất có thể là triệu chứng cảnh báo về nồng độ axit uric trong máu đang tăng cao
Triệu chứng này dễ gặp nhất ở những bệnh nhân kèm theo bệnh lý tiểu đường. Nếu nồng độ axit uric tăng cao sẽ làm rối loạn chức năng trao đổi chất trong quá trình sản xuất năng lượng. Trong những trường hợp như vậy, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, thậm chí uể oải vào cả ban ngày mà không rõ nguyên nhân. Có nhiều người mệt mỏi đến mức tin rằng họ đang bị sốt virus hoặc là cúm. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này lặp lại nhiều lần, thì bạn tuyệt đối không nên bỏ qua
Quá mệt mỏi, thậm chí cảm giác kiệt sức thực sự có thể là những dấu hiệu tiềm ẩn của sự bất thường về trao đổi chất, hoặc đến từ nguyên nhân nồng độ axit uric đang tăng quá cao. Nếu không được phát hiện và quản lý kịp thời, rất dễ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn và gây ra những cơn đau gút cấp tính làm khớp bị tổn thương nặng nề
Nếu bạn nhận thấy những vết sưng hoặc cục lạ xung quanh khớp, thì tốt nhất bạn nên đi kiểm tra cho an toàn. Bởi dấu hiệu này không loại trừ khả năng nồng độ axit uric trong máu của bạn đang tăng cao. Các khối u hình thành do bệnh gút trông giống như những “cục kẹo cứng” chẳng khác nào gò đất nhô lên. Những cục u này thường hình thành trên da các khớp.
Điều đáng ngạc nhiên là những “cục kẹo cứng” này rất phổ biến ở những bệnh nhân gút mãn tính nhưng chúng thường được giấu kín và bị bỏ qua. Trường hợp người bệnh vẫn duy trì những thói quen ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều purin, cũng khiến quá trình chuyển hóa trở nên bất thường, khiến hình thành các cục u cứng.
Đây thực sự là một triệu chứng đáng sợ và đáng lo ngại. Trường hợp đi tiểu ra máu xảy ra khi sự tích tụ của axit uric trong cơ thể quá cao đến mức thận không đủ khả năng bài tiết chúng qua nước tiểu được nữa, lâu dần có thể hình thành sỏi thận.
Do đó, khi người bệnh đi tiểu ra máu là khi thận đang cố gắng đẩy sỏi xuống niệu đạo để đào thải chúng ra ngoài cơ thể. Những viên sỏi cọ xát vào thành niệu đạo gây tổn thương cho những cơ quan mỏng manh này. Đây là lý do tại sao khi nồng độ axit uric cao có thể gây nên tình trạng đi tiểu ra máu.
Đau lưng do axit uric cao có thể bắt nguồn từ sự hình thành sỏi thận. Thận nằm ở hai bên eo gần với thành sau của thắt lưng. Do đó khi chức năng thận bị rối loạn, chúng ta thường cảm nhận cơn đau ở phía sau. Một khi nồng độ axit uric tăng cao dẫn đến hình thành sỏi thận sẽ khiến vùng lưng bị đau nhức liên tục
Đây có lẽ là một trong những dấu hiệu phổ biến nhưng lại ít được chú ý nhất về triệu chứng tiềm ẩn của axit uric đang tăng cao. Tuy nhiên, nếu đau lưng đi kèm với các dấu hiệu khác như tiểu buốt hoặc tiểu ra máu, có thể giúp người bệnh phân biệt cơn đau lưng do thoái hóa cột sống hay do sỏi thận từ việc axit uric tăng cao
Trên đây là 5 triệu chứng tiềm ẩn cho thấy nồng độ axit uric đang tăng rất cao. Việc phát hiện sớm dựa vào những dấu hiệu này sẽ giúp người bệnh kịp thời can thiệp giúp hạ axit uric về ngưỡng an toàn.
Liên hệ Hotline 1800558874 để được hỗ trợ và tư vấn kỹ hơn về bệnh nhé!