Nhiều người cho rằng thịt cá chứa nhiều đạm. Cần kiêng hoàn toàn khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Nhưng thực tế một số loại cá lại chứa ít chất đạm mà lại chứa nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua. Vậy bệnh gút có được ăn cá không? Hãy cùng chuyên gia Forgout giải đáp thắc mắc vấn đề này.
Protein trong cá thường có 3 nhóm albumin, globulin và nucleprotein. So với các loại thịt khác, lượng lysin, tyrosin, tryptophan, cystin và methionin trong cá cao hơn. Còn lượng histidin, arginin lại kém hơn. Khác với các loại thịt đỏ, protein trong cá dễ hòa tan trong men tiêu hóa. Chúng dễ dàng được hấp thu, chuyển hóa nhanh và rất tốt cho tim mạch.
Mặc dù tổng lượng Lipid là thấp hơn nhưng giá trị dinh dưỡng tổng thể từ lipid lại cao hơn các loại thịt bò, gà: tổng chất béo không no chiếm tới 90% tổng số lipid (oleic, linoleic, linolenic, arachidonic, klupannodonic…) chất béo no chỉ chiếm 10% và thấp hơn rất nhiều so với thịt đỏ.
Ngoài ra, cá là một trong những nguồn cung cấp dồi dào lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Mỡ cá, nhất là mỡ gan cá có nhiều vitamin A và D. Trong cá cũng có vitamin B, vitamin B12, axit folic, tocopherol, biotin và cholin làm tăng hệ miễn dịch. Các chất khoáng trong cá như: canxi, phốt pho, sắt và một số vi lượng quan trọng như Cu, Co, Zn, iod giúp cho hệ xương chắc khỏe.
Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa, khi cung cấp quá nhiều thực phẩm giàu purin sẽ làm tăng nguy cơ tăng acid uric máu khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. Mặc dù cá chứa rất nhiều dinh dưỡng nhưng không phải là hoàn toàn tốt đối với người bệnh gút. Dựa vào hàm lượng purin, cá được chia làm hai loại: có lượng purin cao và lượng purin thấp. Vậy người bệnh gút ăn được cá gì và không ăn được cá gì?
Một số loài cá có lượng purin cao (từ 150 – 825mg purine trong mỗi 100g thịt cá) như: cá cơm, cá thu, cá trích, cá mòi, cá tuyết, cá hồi. Đây là những loại cá mà người bệnh gút nên hạn chế ăn vì chỉ cần cung cấp với lượng nhỏ, chất đạm trong cá cũng gây những cơn đau đớn cho người bệnh.
Bệnh gút ăn được cá gì để tình trạng bệnh không bị nặng thêm? Đó là những loại cá mà người bệnh gút nên ăn là cá ngừ trắng, cá bơn, cá da trơn. Các loại cá nước ngọt như chép, trôi,… Các loại cá có thịt màu trắng đều có lượng purine thấp, chấp nhận được. Tuy được phép nhưng người bệnh chỉ ăn trong chừng mực, khẩu phần ăn của bệnh nhân gút có thể gồm 57 – 85 g cá nấu chín một ngày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh gút nên ăn cá hấp, cá nấu hoặc luộc là tốt nhất. Các protein trong cá dễ hòa tan trong các men tiêu hóa nên khi nấu, hấp sẽ cho vị ngọt tự nhiên đảm bảo bữa ăn ngon miệng. Trong khi đó, các món ăn chiên xào thường cung cấp những chất béo no, không tốt cho sức khỏe. Người bệnh gút lại có nguy cơ dễ dàng mắc các bệnh tim mạch, huyết áp hơn.
Một số món ăn từ cá rất tốt cho người bệnh gút mà các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý như: cá trôi hấp, lá đu đủ, cá chép hấp ngải cứu, cá hấp gừng,… Lá đu đủ, ngải cứu và gừng không chỉ làm tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn có tác dụng giảm đau. Tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật. Theo Đông y, cá có tính lạnh nên khi ăn, bạn nên ăn kèm tía tô có tính ấm vừa tốt cho người bụng dạ yếu lại hạn chế sự bùng phát cơn gút cấp.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đã đáp án cho câu hỏi: bệnh gút có nên ăn cá không, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp và khoa học giúp ổn định chỉ số acid uric và bệnh tình không xấu đi.
Để hạn chế được sự tăng quá mức AU, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm Forgout của công ty dược phẩm Trung Ương 3. Sản phẩm đã được rất nhiều bệnh viện, bác sĩ và bệnh nhân tin dùng.
Hãy kết hợp uống Forgout mỗi ngày vì Forgout kết hợp giữa Febuxostat và Đan Sâm – Tam Thất. Bằng cơ chế “vừa tấn công vừa phòng thủ” giúp bệnh nhân gút lâu năm:
Forgout – Một sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3. Đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và cũng đã được tin dùng rộng rãi tại các bệnh viện và nhà thuốc lớn trên toàn quốc.
“Forgout không có tác dụng phụ, không làm ảnh hưởng chức năng gan, thận.” – Đây là kết quả thu được từ hai nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị của Forgout trên bệnh nhân gút tiên phát” năm 2015 và “Nghiên cứu đặc điểm tăng Acid uric máu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện 198 – Bộ Công an” năm 2017 của bác sĩ Phan Thanh Tuấn và bác sĩ Nguyễn Lê Liêm. |