Cơn đau gout trở nặng khiến người bệnh ám ảnh đến nỗi ngoài việc phải cắt cơn đau ngay và luôn thì không còn thiết tha điều gì nữa. Chính vì thế, đừng để đến khi bệnh nặng đến mức “đau không thể chịu được” thì mới tìm phương pháp điều trị. Ngay sau đây, Forgout sẽ chỉ ra 3 trường hợp cảnh báo gút cấp trở nặng, người bệnh gút nhất định phải đọc hết để lưu ý nhé!
Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những cơn đau gout cấp. Nếu trong bữa ăn của người bệnh có quá nhiều thịt, nhất là loại có nhiều purin như thịt chó, nội tạng động vật,..hoặc người bệnh sử dụng quá nhiều bia rượu thì chắc chắn việc gút trở nặng là điều tất yếu. Có người chỉ sau một bữa ăn là thấy ngay kết quả, phải chịu đủ cơn đau “dày vò” từ gút cấp phát ra.
Ngoài thói quen ăn uống ra, thì còn một số yếu tố khác cũng có thể làm dữ dội hơn cơn đau gout như: cảm xúc tiêu cực (lo lắng, stress), lao động nặng (đi lại, mang vác vật nặng trong thời gian dài), chấn thương (kế cả chấn thương nhỏ), nhiễm khuẩn,…Do đó, việc thay đổi thói quen sinh hoạt một cách khoa học, cũng như luôn giữ năng lượng tích cực và chú ý khi vận động sẽ góp phần giảm thiểu các cơn đau gút tái phát không quá nặng nề
Đa phần người bệnh đều than phiền rằng, cứ đêm hoặc khi trờ gần sáng là gút cấp tái phát, nhiều khi cơn đau đến đột ngột không báo trước, khiến người bệnh vô cùng thống khổ. Điển hình nhất là các khớp bàn-ngón chân cái đau nhức dữ dội, có thể thấy rõ khớp sưng to, sờ thấy nóng đỏ và đau dữ dội. Thậm chí chỉ cần một cái chạm nhẹ thôi cũng rất đau. Điều này làm hạn chế việc di chuyển và vận động của người bệnh.
Thêm vào đó, trong cơn đau, người bệnh có thể sốt cao lạnh run hoặc sốt vừa, sốt nhẹ, kèm thêm mệt mỏi, chán ăn hay ăn kém, nước tiểu ít và đỏ. Một số người có thể đau nhức dữ dội, cũng có những người đau ít hơn nên thường không chú ý
Thông thường, cơn đau sẽ kéo dài từ 5-7 ngày, sau đó các dấu hiệu viêm đỡ dần. Cơn gout cấp tính rất dễ tái phát, một năm thường có 1-2 lần đau, sau đó khoảng cách giữa các cơn ngắn lại, nhưng cũng có thể tới trên 10 năm mới tái phát. Nếu người bệnh đã bước vào giai đoạn đau gút cấp tính thì cần phải đặc biệt chú ý đến tiến triển của bệnh.
Việc có một chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp cùng với tập luyện thể dục thể thao vừa sức sẽ giúp bệnh tình có dấu hiệu khả quan hơn, nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Trong điều trị gút, người bệnh phải tìm được phương pháp điều trị căn nguyên của bệnh, quan trọng nhất là ức chế được sự sản sinh của acid uric trong máu cũng như kiểm soát chỉ số ở mức an toàn (<6mg/dl). Có như vậy, người bệnh sẽ bớt “ảm ảnh” mỗi khi gút cấp tái phát.
Nếu bạn đang gặp một trong ba trường hợp trên, có thể liên hệ theo Hotline 1800558874 để được hỗ trợ và tư vấn kỹ hơn về bệnh nhé!