Ai cũng biết chỉ số Axit uric máu cao chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. Để có thể giảm Axit uric thì có rất nhiều cách khác nhau và một trong số đó chính là bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều kali, vitamin C, axit folic…
Bên cạnh những cách điều trị bệnh gout như uống thuốc, tăng cường bồi bổ chức năng gan, thận…thì việc có một chế độ ăn uống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ kiểm soát bệnh gout. Và dưới đây là 12 loại thực phẩm đã được các chuyên gia chứng minh rằng có tác dụng giảm Axit uric hiệu quả:
Dầu oliu vốn rất nổi tiếng với rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, trong dầu oliu có chứa chất béo lành mạnh giúp chống viêm khớp, giảm sưng do bệnh gout và giảm Axit uric khá hiệu quả. Chính vì thế, người mắc bệnh gout có thể thường xuyên sử dụng dầu oliu trong các bữa ăn hằng ngày. Chẳng hạn như dùng để chiên xào thức ăn hoặc thêm vào trong các món salad.
Trung bình trong một quả chuối sẽ có chứa calo, vitamin B6, vitamin C, axit folic, kali, magie, chất xơ…Đặc biệt là hàm lượng kali trong chuối là rất cao, khoảng 422mg/quả. Mà kali lại là chất có khả năng kích thích giảm Axit uric qua đường tiết niệu, các triệu chứng bệnh gout cũng như duy trì huyết áp hiệu quả. Thậm chí, hàm lượng 10,3mg vitamin C và 24µg acid folic cũng hỗ trợ giảm Axit uric rất tốt.
Giấm táo là một loại gia vị được sử dụng khá phổ biến. Nó hoạt động như một chất tẩy rửa tự nhiên, giúp giải độc hiệu quả. Trong giấm táo chứa hàm lượng Axit malic có khả năng phá vỡ và loại bỏ hàm lượng Axit uric dư thừa trong cơ thể. Và quả táo cũng có tác dụng tương tự. Vì thế, mỗi ngày người bệnh nên ăn ít nhất là một quả táo. Ngoài ra, có thể pha khoảng 1 – 3 thìa giấm táo vào 250ml nước ấm, chia ra uống 2 – 3 lần/ngày.
Ăn ổi vốn rất tốt cho sức khỏe, vừa giúp phòng chống ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mà còn tốt cho việc điều trị bệnh về dạ dày. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C và kali có trong ổi rất tốt cho những người bệnh gout. Bởi nó sẽ giúp kích thích tăng đào thải Axit uric ra ngoài rất tốt.
Đây là loại quả được mệnh danh là loại quả cực tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, theo các nhà khoa học thuộc Đại học Boston (Mỹ) thì người bệnh gout khi ăn cherry đều đặn sẽ giúp ngăn chặn các cơn đau bộc phát. Hàm lượng các chất bioflavonoids, proanthocyanidine và anthocyanine còn giúp ngăn ngừa quá trình tích tụ Axit uric trong khớp. Ngoài ra, khi người bệnh sử dụng thuốc kết hợp với ăn cherry sẽ giúp giảm bệnh gout đến 75% so với việc chỉ dùng thuốc hoặc chỉ ăn cherry.
Nho là loại quả vô cùng phổ biến và có vị chua ngọt rất ngon. Loại quả này được các chuyên gia đánh giá là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và không có chứa nhân purin. Chính vì thế mà người mắc bệnh gout khi ăn nho sẽ giúp nâng cao tính kiềm trong cơ thể. Đồng thời, giúp đào thải Axit uric ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Chưa hết, khi kết hợp nho tươi với gạo để nấu cháo còn giúp giảm các cơn đau gout cấp hiệu quả.
Đối với người bình thường thì mỗi ngày cần phải uống khoảng 2 lít nước, thì đối với người mắc bệnh gout thì lượng nước cần uống phải tăng lên nhiều. Hãy đảm bảo rằng bạn uống hơn 2,5 lít nước/ngày. Bởi nước sẽ có tác dụng làm loãng Axit uric trong máu. Đồng thời, giúp thúc đẩy quá trình đào thải Axit uric hiệu quả.
Sữa ít béo hoặc sữa tươi không đường đã được các bác sĩ chứng minh rằng có tác dụng tốt đối với người bệnh gout. Các thành phần trong sữa đóng vai trò quan trọng giúp thủy phân Axit uric trong huyết tương, từ đó giảm Axit uric rất tự nhiên và an toàn. Vì thế, khuyến khích người bệnh nên uống 1 ly sữa mỗi ngày là tốt nhất.
Trong hạt cần tây vốn rất giàu hàm lượng Axit béo Omega-6 và rất nhiều loại dầu có tác dụng lợi tiểu. Các chất này sẽ giúp kích thích thận đào thải Axit uric ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Đồng thời, còn giúp nâng cao tính kiềm hóa, làm giảm sưng, kháng viêm do đau gout.
Thật bất ngờ khi baking soda lại có thể giúp giảm Axit uric trong máu hiệu quả. Cơ chế giảm Axit uric của baking soda đó là duy trì tình trạng kiềm trong cơ thể, từ đó giúp Axit uric dễ bị hòa tan và quá trình đào thải nó ra ngoài sẽ dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, không khuyến khích sử dụng cách này tùy tiện mà cần có sự tư vấn của bác sĩ. Bởi nếu bạn dùng thuốc và loại thuốc này không hợp với baking soda thì nó sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hại hơn cho sức khỏe.
Thành phần lưu huỳnh trong tỏi có thể giúp giảm Axit uric khá tốt. Đồng thời, nó còn giúp chống viêm, giải độc, ngăn chặn nguy cơ kết tinh urat hiệu quả. Vì thế, người bệnh gout nên sử dụng tỏi trong các bữa ăn hằng ngày sẽ tốt hơn.
Axit xitric là một trong những hoạt chất có khả năng giảm Axit uric hiệu quả. Và chanh chính là loại thực phẩm rất giàu axit xitric và vitamin C. Vì vậy, người bệnh gout nên pha nước chanh uống mỗi ngày. Cách pha là cho khoảng nửa thìa cafe nước cốt chanh vào ly nước ấm. Sau đó chia ra uống từ 2 – 3 lần/ngày.