Hãy thử hỏi những người từng bị gút, bạn sẽ biết họ đau như nào – và những điều mà họ hiểu lầm về căn bệnh này.
Gút là một dạng viêm khớp gây nên những cơn đau dữ dội và ai cũng có thể mắc tình trạng này. Gút xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao hình thành nên các tinh thể urat ở một số khớp. Nếu cơ thể sản sinh ra quá nhiều axit uric, hay không thể đào thải lượng axit uric ra khỏi cơ thể, bạn sẽ bị gút. Vì thận có chức năng lọc và đào thảo axit uric ra khỏi cơ thể, nên những người mắc bệnh thận có nguy cơ cao bị tích tụ tinh thể urat và gây nên tình trạng này.
Gút thường xảy ra đột ngột, và đôi khi là cấp tính, được gọi là cơn gút cấp. Khi bị gút, bạn sẽ bị sưng, đau, và/hoặc đỏ khớp. Cơn gút cấp có thể gây đau dữ dội và khó kiểm soát. Tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu đến các hoạt động thường ngày như lao động, giải trí hay các hoạt động gia đình.
Dưới đây là một số hiểu lầm và sự thật về bệnh gút.
Hiểu lầm: Gút là tình trạng hiếm gặp.
Gút là một tình trạng tương đối phổ biến: Hơn 8 triệu người Mỹ măc gút, và con số này đang tăng dần. Gút là dạng viêm khớp thường gặp nhất ở đàn ông trên 40 tuổi.
Hiểu lầm: Gút là bệnh của nam giới.
Cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có thể bị gút. Mặc dù tỷ lệ đàn ông mắc gút cao hơn phụ nữ khoảng 10 lần, nhưng tỷ lệ này lại ngang nhau sau tuổi 60, phụ nữ thường dễ hình thành gút sau thời kì mãn kinh.
Hiểu lầm: Chỉ người béo mới mắc gút.
Bất cứ ai cũng có thể bị gút. Mặc dù những người béo phì có nguy cơ cao, song gút thường xảy ra ở những người mắc một số vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu hay bệnh lý về thận.
Hiểu lầm: Gút chỉ xảy ra ở ngón chân cái.
Ngón cái là vị trí thường xảy ra cơn gút nhất, và nhiều người bị cơn gút đầu tiên tại vị trí này. Tuy nhiên, gút cũng có thể xảy ra ở mọi khớp trong cơ thể như khớp ở bàn tay, khớp khuỷu, khớp gối và khớp cổ chân. Những người mắc gút mạn thường bị tổn thương ở nhiều khớp.
Hiểu lầm: Gút sẽ tự khỏi.
Triệu chứng của cơn gút có thể biến mất trong vòng vài ngày, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã khỏi gút. Thậm chí, nếu không cảm nhận được các triệu chứng, các tinh thể urat trong cơ thể bạn vẫn có thể gây nên một số vấn đề sức khỏe kéo dài như tổn thương khớp và tổn thương thận.
Xem thêm:
Các cách chữa bệnh gout dân gian hiệu quả
Hiểu lầm: Tôi có thể ăn hoặc tránh ăn một số thực phẩm để phòng ngừa hay chữa khỏi gút.
Nếu dễ bị gút, bạn nên tránh ăn một số thực phẩm, bên cạnh đó, có một số thực phẩm lại giúp bạn giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu chỉ điều chỉnh chế độ ăn, thì không thể chữa khỏi bệnh. Người bệnh cần dùng thêm một số loại thuốc giúp làm giảm nồng độ axit uric, qua đó giúp phòng ngừa cơn gút.
Nếu nghĩ mình có thể đang bị gút, hãy kể các triệu chứng cho bác sĩ của bạn. Nếu đang bị gút và có các triệu chứng, hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp điều trị. Đôi khi, bạn sẽ được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa khớp để được tư vấn và điều trị.
Vào ngày Gút Quốc gia, AKF đã tổ chức cuộc trò chuyện về bệnh gút trực tuyến trên Facebook giữa một bệnh nhân mắc gút mạn tính và một bác sĩ chuyên khoa khớp.
Khám phá ngay:
Sản phẩm đột phá trong việc ngăn chặn hình thành axit uric ngay từ đầu