Những thói quen tưởng chừng như “vô hại” nhưng lại âm thầm trở thành tác nhân khiến bệnh gút diễn biến xấu hơn. Cùng Forgout tìm hiểu xem đó là những thói quen nào và nếu bạn đang bị gút, hãy nhớ đọc hết bài viết để xem mình có đang mắc phải một trong số những trường hợp kể dưới không nhé!
Mặc dù là món ăn yêu thích của nhiều người, nhưng nội tạng động vật lại chứa rất nhiều purin. Vậy nên khi dung nạp thực phẩm này vào trong cơ thể sẽ làm tăng acid uric trong máu, gây ra những cơn gút vô cùng “đau đớn”. Bên cạnh đó, hàm lượng cholesterol và chất béo trong nội tạng động vật cực kỳ cao. Nếu người bệnh gút ăn thường xuyên trong thời gian dài, còn có thể khiến mỡ máu tăng cao
Gan thực hiện chức năng thải độc cho cơ thể, còn thận là nơi đào thải chất độc đó ra ngoài, trong đó có acid uric – tác nhân gây ra bệnh gút. Khi nhịn tiểu trong thời gian dài, lượng axit uric tích tụ do không được đào thải ra ngoài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và bệnh lý thận như viêm kẽ thận, suy thận cấp và mạn tính, sỏi thận…
Nhiều người có thói quen thức khuya cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bắt đầu quá trình tự phục hồi và đào thải độc tố khi cơ thể ở trạng thái ngủ say. Việc thức khuya sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của gan và thận. Bên cạnh đó, thức khuya cũng gây ra sự chuyển hóa bất thường của axit uric trong thận và làm tăng axit uric, tác động rất lớn tới bệnh gút
Bia rượu được xếp vào đồ uống có hàm lượng purine cao. Do đó việc dung nạp quá nhiều bia rượu sẽ trở thành nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng ethanol trong rượu bia khi chuyển hóa vào cơ thể cũng sẽ dẫn đến nồng độ axit uric tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp sử dụng bia rượu trong thời gian dài còn ảnh hưởng cả đến chức năng của thận
Uống quá ít nước mỗi ngày gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit uric ở thận, dẫn đến bệnh gout hoặc làm bệnh tình thêm trầm trọng hơn. Vì vậy người bệnh cần uống nhiều nước để làm loãng lượng axit uric. Thêm vào đó, uống nhiều nước cũng có thể làm tăng tần suất đi tiểu, rất có lợi trong việc đào thải axit uric
Lười luyện tập khiến cơ thể dễ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì. Hơn nữa, lười vận động có thể khiến xương khớp trong cơ thể tích tụ các tinh thể urat ở mức độ nhất định, dù cơ thể không có biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, theo thời gian các khớp sẽ xuất hiện những cơn đau mỏi. Biểu hiện này xảy ra ở khớp vai, đầu gối…
Một trong những nguyên nhân khiến bệnh gút có cơ hội tấn công là thói quen sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc giảm đau khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh đào thải với axit uric ở ống thận, làm giảm sự bài tiết của axit uric, khiến nồng độ này tăng cao trong máu và gây ra cơn đau gút cấp
Nếu bạn đang bị gút, hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ tập được cho mình thói quen để có một lối sống và chế độ ăn lành mạnh, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh gút. Bên cạnh đó, hãy cân nhắc đến dòng sản phẩm có chứa thành phần Febuxostat như Forgout sẽ giúp ức chế sự sản sinh Axit uric, từ đó làm giảm nồng độ axit uric trong máu một cách an toàn, hạn chế được những cơn đau phát ra do gút cấp.
Đây là sản phẩm duy nhất và đầu tiên tại Việt Nam có 2 kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả của thuốc và được hàng ngàn bệnh nhân tin dùng trong suốt hơn 10 năm trên thị trường.
Liên hệ Hotline 1800558874 để được hỗ trợ và tư vấn kỹ hơn về bệnh nhé!