Vị trí dễ khởi phát gout nhất là các khớp tại bàn chân. Ngoài ra, còn những vị trí khác nữa nếu gout trị nên nghiêm trọng hơn. Cùng Forgout theo dõi đó là những bộ phận nào nhé!
Bệnh gout hình thành do nồng độ axit uric máu tăng cao quá mức. Axit uric là một chất thải từ mô cơ thể và thường được bài tiết qua nước tiểu. Khi lượng axit uric trong cơ thể tăng quá nhanh và thận không kịp đào thải sẽ khiến chúng kết tinh thành tinh thể. Chúng có hình kim sắc nhọn lắng đọng tại các khớp, gây viêm, sưng và đau dữ dội.
Ngoài ra, các yếu tố có thể làm cho một người dễ bị bệnh gút hơn bao gồm:
– Trong gia đình có người bị bệnh gút.
– Thừa cân, béo phì.
– Mắc các bệnh về thận.
– Sử dụng quá nhiều rượu, bia, chất kích thích.
– Dùng thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu không theo chỉ định của bác sĩ.
– Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa purin – một hợp chất được phân hủy tạo thành axit uric khi vào cơ thể.
Vị trí thường gặp là khớp ngón chân cái, gây đau đớn và cản trở đi lại. Khi bệnh gout nghiêm trọng hơn có thể “tấn công” mắt cá chân, đầu gối và khuỷu tay.
Nếu gout không được điều trị và trở thành mạn tính sẽ xảy ra ở các vị trí khác, ít phổ biến hơn như ngón tay, cổ tay, mắt cá chân… Hiếm gặp hơn là các vị trí vai, hông. Trong một số trường hợp, tinh thể axit uric lắng đọng còn được phát hiện tại vị trí mô mắt và mô tủy sống. Đây được gọi là bệnh gout cột sống. Bệnh gout cột sống thường xuất hiện dưới dạng đau lưng hoặc cổ.
Nếu bệnh gout kéo dài không được điều trị, các tinh thể axit uric có thể tích tụ và xuất hiện tại vị trí bên dưới da tạo thành những cục nhỏ màu trắng hoặc vàng gọi là tophi. Chúng thường được tìm thấy trong mô mềm xung quanh khớp bị ảnh hưởng, trên khuỷu tay hoặc trên phần bên ngoài của tai.
Bên cạnh tác động tới khớp, sự dư thừa axit uric còn có khả năng ảnh hưởng đến thận, như hình thành sỏi thận, dẫn đến các biến chứng như: cao huyết áp, bệnh động mạch vành hoặc suy tim.
Dù bệnh gout không tấn công trực tiếp vào tim nhưng sự tích tụ của các tinh thể axit uric gây viêm, dẫn đến các cục máu đông. Lâu ngày gây đau tim hoặc đột quỵ. Theo thời gian, gout còn có thể dẫn đến các biến chứng về thị lực như xuất hiện hạt tophi ở mí mắt, giác mạc và mống mắt. Gây hội chứng khô mắt, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, làm giảm thị lực.
4. Điều trị bệnh Gout
Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Định hướng điều trị gout phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc làm ức chế sản xuất axit uric với thành phần chính là Allopurinol hoặc Febuxostat. Với những người có tiền sử bệnh nền như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,.. Allopurinol cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng vì dễ gây nên tác dụng phụ. Thay vào đó là thành phần Febuxostat được khuyến cáo sử dụng nhiều hơn bởi công dụng vượt trội và ít tác dụng phụ hơn.
Forgout chứa thành phần chính là febuxostat, là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam thực hiện 2 kiểm nghiệm lâm sàng về tác dụng hạ axit uric. Nhãn hàng tự tin với hơn 10 năm trên thị trường đã giúp cho hàng nghìn người đẩy lùi bệnh gout, kiểm soát nồng độ axit uric tối ưu và quay lại cuộc sống bình thường.