Meta: Hiện nay, bệnh gout đã trở thành xu hướng gia tăng, thậm chí còn trẻ hóa. Bài viết sau đề cập đến những điều cần biết gout cũng như cách điều trị gout.
Nếu bệnh gout không được phát hiện và điều trị đúng cách, hệ xương khớp sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Chính vì vậy, hiểu về bệnh gout và cách điều trị đúng cách sẽ giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của bệnh, những biến chứng nguy hiểm cũng như bảo vệ sức khỏe xương khớp.
Bệnh gout là gì?
Khái niệm gout
Bệnh gout là bệnh lý rối loạn sự chuyển hóa purin, khiến lượng Axit Uric trong máu tăng lên, dẫn đến tinh thể muối urat bị ứ đọng tại các khớp, gây viêm khớp, tập trung ở đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, đặc biệt là đầu ngón chân cái. Theo thống kê, bệnh gout xảy ra phổ biến nhất ở nam giới, độ tuổi từ 35 trở lên.
Bệnh gout là bệnh lý rối loạn sự chuyển hóa purin
Dấu hiệu bị gout
Gout được chia làm 4 giai đoạn và có những dấu hiệu bị gout tương ứng:
- Giai đoạn đầu: Dấu hiệu không rõ ràng, khó phát hiện, khiến người bệnh chủ quan. Khi những cơn đau gout bắt đầu xuất hiện, bệnh đã chuyển sang giai đoạn cấp tính.
- Giai đoạn cấp tính: Trong giai đoạn này, các tinh thể muối urat kết tủa và lượng axit uric đã vượt quá mức an toàn. Các dấu hiệu xuất hiện gồm:
- Các cơn đau nhức dữ dội lúc nửa đêm;
- Bị đau sau khi ăn nhiều đạm;
- Bị đau sau khi dùng thuốc aspirin;
- Các cơn đau xuất hiện đột ngột rồi tự biến mất, xuất hiện chủ yếu ở khớp tay, khớp chân.
- Giai đoạn mãn tính: Thường thì gout kéo dài 10-20 năm sẽ chuyển qua mãn tính, các cơn đau càng dữ dội, kéo dài. Các hạt tophi nổi lên dày đặc ở vành tai, khớp bàn tay, khớp bàn chân, khớp gối,… với nhiều kích thước.
Các cơn đau gout mãn tính càng dữ dội, kéo dài
- Giai đoạn nặng: Các hạt tophi ngày càng to, lở loét, nhiễm trùng, thận tổn thương, đi lại khó khăn, thậm chí bại liệt, tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến gout
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gout và phổ biến nhất là:
- Di truyền: Nếu một người bị gout thì những người chung huyết thống cũng có nguy cơ cao bị gout.
- Thừa cân, béo phì: Những người béo phì có nồng độ axit uric trong máu cao, dễ bị gout.
- Giới tính: theo thống kê, nam giới có tỉ lệ mắc gout nhiều hơn nữ giới
- Suy giảm chức năng thận: làm suy giảm khả năng lọc bỏ axit uric, tích tụ và dẫn đến gout.
- Một số các nguyên nhân khác như: uống nhiều rượu bia, chế độ ăn uống quá nhiều đạm, cơ thể nhiễm chì, rối loạn chuyển hóa, cấy ghép nội tạng,…
Bệnh gout có nguy hiểm không?
Bệnh gout mãn tính sẽ dẫn đến các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:
- Xương khớp bị tổn thương, thoái hóa dần, khiến người bệnh đi lại khó khăn, có nguy cơ bị tàn phế, thậm chí là nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng.
Bệnh gout mãn tính sẽ dẫn đến các biến chứng cực kỳ nguy hiểm
- Thận bị tổn thương: Axit uric thường được đào thải qua nước tiểu nhờ thận. Bệnh gout mãn tính có lượng axit uric tích tụ nhiều, khiến thận hoạt động quá mức, bị tổn thương nghiêm trọng như: suy thận, viêm cầu thận, sỏi thận,…
- Tai biến, đột quỵ, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim,… thậm chí là tử vong: Bệnh gout mãn tính xuất hiện tình trạng viêm ổ khớp, hình thành các cục máu đông tại mao mạch, gây nên bệnh tim mạch.
Giải pháp cho bệnh nhân gout
Làm gì khi bị gout?
Để ngăn chặn tình trạng bị hành hạ bởi các cơn đau do bệnh gout gây ra, bạn cần:
- Dùng thuốc giảm đau: Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân, giảm đau nhanh chóng như không nên lạm dụng bởi chúng có thể gây tác dụng phụ như: thận yếu, tiêu chảy,…
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Không nên ăn tối quá no, gần giờ đi ngủ. Hạn chế thực phẩm nhiều purin như hải sản, thịt đỏ, bia rượu,… Trước khi đi ngủ nên uống 1 ly nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ngăn chặn cơn đau.
- Ngâm chân: dùng nước muối ấm để ngâm chân giúp giảm cơn đau do gout, lưu thông máu, đào thải độc tố.
- Chườm đá: khoảng 10-15 phút, giúp giảm đau nhanh chóng.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên, khi không đau: nhằm nâng cao sức khỏe và sức mạnh xương khớp.
Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên, khi không đau
- Giữ ấm: đặc biệt là giữ ấm cho chân tay.
Những thực phẩm tốt với bệnh nhân gout
- Các loại ngũ cốc (khoai lang, yến mạch,…), trứng, bơ, các loại thịt trắng (như thịt vịt, thịt gà, cá,…)… chứa ít purin.
- Rau xanh: cải bẹ xanh, bông cải xanh,… ức chế quá trình hấp thụ đạm.
Dùng các loại thuốc chứa Febuxostat hoặc Allopurinol
- Febuxostat: là hoạt chất gây ức chế enzym hình thành axit uric – xanthine oxidase, không chứa nhân purin, giúp làm giảm nồng độ Axit uric mà rất hiếm khi có tác dụng phụ.
- Allopurinol: là loại thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm Axit uric, mang lại hiệu quả rõ rệt, giá thành rẻ. Tuy nhiên, thuốc này lại có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe nên bạn cần cân nhắc lựa chọn.
Hậu quả của điều trị gout không đúng cách
Thiếu hụt chất đạm
Nhiều người điều trị gout bằng cách kiêng khem thực phẩm đạm quá mức, khiến cơ thể thiếu đạm. Từ đó khiến cơ thể suy nhược và dễ mắc bệnh bởi đạm đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho cơ thể như: cung cấp năng lượng, tạo tế bào mới,…
Nếu điều trị không đúng cách sẽ gây nên những hậu quả nặng nề
Tổn thương khớp nghiêm trọng khi quá lạm dụng thuốc giảm đau
Nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau để đối phó tạm bợ với những cơn đau, hàm lượng axit uric vẫn tăng lên, vượt mức an toàn, khiến xương khớp bị tổn thương nặng nề. Đặc biệt, nếu dùng thuốc giảm đau quá nhiều sẽ gây loãng xương, đặc biệt là cột sống, cổ xương cánh tay, đùi, loét dạ dày, tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch, giảm sức đề kháng và nhiều tác dụng phụ khác.
Gây các bệnh về thận, gan vì lạm dụng Allopurinol
Việc sử dụng thuốc Allopurinol có thể dẫn đến những phản ứng phụ ngoài ý muốn, đặc biệt là các bệnh về gan và thận như: viêm gan nhiễm độc, chức năng gan bị xáo trộn, suy thận, vàng da,… Với những bệnh nhân thận yếu, nếu sử dụng quá liều allopurinol, khiến axit uric được đào thải nhiều, tích tụ thành sỏi urat, gây sỏi thận, suy thận nặng hơn.
Lạm dụng Febuxostat làm ảnh hưởng tim mạch
Với liều dùng Febuxostat 80mg, 120mg là khá cao. Với các bệnh nhân có tiền án ung thư, bệnh tim, bệnh gan,… thì cần được bác sĩ kê đơn sử dụng. Febuxostat cũng được các bác sĩ khuyên là nên hạn chế với các bệnh nhân mắc bệnh tim. Tỷ lệ huyết khối mạch ở các bệnh nhân sử dụng febuxostat cao hơn thuốc allopurinol.
Forgout -Niềm hi vọng cho người mới bị gout
Xuất xứ uy tín hàng đầu trong ngành dược
Forgout – Cứu tinh cho bệnh nhân gout
Thực phẩm chức năng Fotgout với nhiều ưu điểm vượt trội dưới đây, chắc chắn đây là giải pháp an toàn dành cho bạn:
- Chứa Febuxostat 20mg (hàm lượng thấp) và Tam Thất, Đan Sâm (thảo dược quý từ thiên nhiên) an toàn cho sức khỏe, rất hiếm có tác dụng phụ.
- Được sản xuất tại Công ty Dược TW3, được kiểm nghiệm lâm sàng, nguồn gốc rõ ràng, tuyệt đối an toàn cho người dùng.
- Khả năng ngăn ngừa tái phát một cách vượt trội: đã được chứng minh với các bệnh nhân đã dùng Forgout.
Những điều cần biết khi dùng Forgout
Cách dùng:
- Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 2 viên, tốt nhất là sau bữa ăn.
- Dùng liên tục trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng.
- Sử dụng đúng liều lượng in trên bao bì hoặc tư vấn từ bác sĩ.
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc bệnh gout;
- Người bị tăng hàm lượng Axit uric máu do suy thận, sỏi thận,…
- Người bị tác động từ thuốc, xạ trị, hóa trị;
- Người bị rối loạn chuyển hóa, đau gout cấp tính do axit uric tăng;
Cách bảo quản:
- Bảo quản Forgout ở nơi khô ráo, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ dưới 300 độ C. Sản phẩm có hạn sử dụng 36 tháng từ ngày sản xuất.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được tổng quát về bệnh gout cũng như cách điều trị. Mong rằng những thông tin sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn.