Ngày nay, bệnh gout không còn là căn bệnh quá xa lạ với mọi người nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nguyên nhân bệnh gout và cách điều trị phù hợp.
Sau đây là top 10 nguyên nhân phổ biến gây bệnh gout:
Nguyên nhân bệnh gout thứ 1: Do di truyền
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nếu trong gia đình có người bị bệnh gout thì nguy cơ mắc bệnh gout còn lại đối với những người chung huyết thống là rất cao. Trong đó, bố hoặc mẹ bị bệnh gout thì nguy cơ con sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2 lần. Nếu anh chị em song sinh mà bị bệnh gout thì nguy cơ mắc bệnh gout của bạn tăng gấp 8 lần.
Nguyên nhân bệnh gout thứ 2: Do thừa cân béo phì
Béo phì và bệnh gout có cùng điểm chung đó là các rối loạn chuyển hóa. Theo đó, nồng độ Axit Uric trong máu của những người béo phì cũng cao hơn mức bình thường. Do đó, tỉ lệ bệnh gout ở những người béo phì cũng cao hơn so với những đối tượng khác là 10%.
Nguyên nhân bệnh gout thứ 3: Do giới tính
Tỷ lệ người mắc bệnh gout ngày càng tăng cao, trong đó nam giới là đối tượng mắc dễ bệnh gout hơn nữ giới. Cụ thể thì có đến 95% nam giới mắc bệnh gout trong khi nữ giới chỉ là 5%. Nguyên nhân chủ yếu là do đó các gen bị trục trặc thường có ở nam. Ngoài ra, nam giới trong độ tuổi 35 – 50 thì nam giới dễ bị béo phì, nghiện uống rượu, cà phê…nên cũng dễ mắc bệnh gout hơn.
Nguyên nhân bệnh gout thứ 4: Do suy giảm chức năng thận
Axit Uric được cơ thể sản sinh ra hằng ngày và được đào thải chủ yếu qua thận. Tuy nhiên, vì lý do nào đó khiến chức năng thận bị suy giảm thì kéo theo đó là khả năng đào thải Axit Uric cũng giảm. Dần dần, lượng Axit Uric tích tụ ngày này qua ngày nọ và gây ra bệnh gout.
Một số dấu hiệu cho thấy thận bị suy giảm chức năng như: người bệnh mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung, thường xuyên tiểu đêm, đau nhức xương khớp, suy giảm chức năng sinh lý…
Nguyên nhân bệnh gout thứ 5: Do thói quen uống nhiều rượu bia
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, đồ uống có cồn như rượu, bia có khả năng kích thích cơ thể sản sinh Axit Uric rất nhanh. Đến khi lượng Axit Uric vượt quá ngưỡng cho phép thì sẽ gây tích tụ muối urat tại các khớp. Đây chính là con đường dẫn đến bệnh gout phổ biến nhất.
Chính vì vậy, để hỗ trợ điều trị bệnh gout thì việc đầu tiên cần làm đó là từ bỏ thói quen uống nhiều rượu, bia. Thay vào đó là chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh.
Nguyên nhân bệnh gout thứ 6: Do chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống thiếu khoa học chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. Theo đó, khi cơ thể nạp vào quá nhiều loại thực phẩm giàu chất purin thì nguy cơ dễ mắc bệnh gout càng tăng cao. Vậy bệnh gout nên kiêng ăn gì?
- Thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt lợn…
- Hải sản: tôm, cua, sò điệp, cá ngừ, cá hồi…
- Nước trái cây: lượng đường fructose có trong nước trái cây có thể khiến gia tăng nồng độ Axit Uric trong máu.
- Thực phẩm chế biến sẵn: những loại thực phẩm chế biến sẵn đều có chứa những chất làm tăng lượng Axit Uric và lần lượt thúc đẩy các cơn đau gout.
- Các loại rau chứa nhiều purin: một số loại rau như măng tây, nấm, rau bina, cà chua…đều có chứa lượng purin cao.
Nguyên nhân bệnh gout thứ 7: Do uống vitamin có chứa niacin
Bệnh gout có thể do tác dụng phụ của việc sử dụng liều cao vitamin có chứa niacin. Ngoài ra, khi sử dụng các loại thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc trị bệnh Packinson, thuốc aspirin…cũng làm rối loạn chuyển hóa Axit Uric.
Nguyên nhân bệnh gout thứ 8: Do cơ thể nhiễm chì
Cơ thể bị nhiễm độc chì cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh gout. Cơ chế ngộ độc chì dẫn đến bệnh gout là do sự gia tăng nồng độ Axit Uric. Sau đó, Axit Uric kết tinh ở các khớp cuối cùng và hậu quả là gây ra bệnh gout. Một nghiên cứu dân số lớn của Đại học Stanford cho rằng, những người có nồng độ chì trong máu cao nhất có nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp ba lần so với mức thấp nhất.
Nguyên nhân thứ 9: Do mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa khác
Những người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu…sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người bình thường.
Nguyên nhân thứ 10: Do cấy ghép nội tạng
Những người phải cấy ghép các cơ quan trên cơ thể có nguy cơ bị gout nhiều hơn những người bình thường. Đây được xem là một trong những biến chứng có thể xuất hiện kèm theo khi thực hiện cấy ghép nội tạng.
Bệnh gout và cách điều trị
Tóm tắt lại, hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh gout và có cách điều trị kịp thời sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm như: phá hủy gan thận, tàn phá xương khớp, viêm nhiễm, lở loét, thậm chí là bại liệt, tử vong.
Hai cách trị gout song hành là: uống thuốc kháng viêm giảm đau và tăng cường đào thải Axit Uric. Tuy nhiên, đây chỉ là những cách mang tính chất tạm thời mà thôi. Bởi bản chất của quá trình điều trị bệnh gout đó chính là ngăn chặn chuyển hóa Axit Uric ngay từ đầu. Có như vậy thì người bệnh mới có thể quay lại cuộc sống bình thường, khỏe mạnh nhất.
Chiến thuật điều trị bệnh gout hiệu quả nhanh và lâu dài
Forgout – Niềm hi vọng mới cho bệnh nhân gout lâu năm
Bệnh gout và những điều quan trọng mà người mới bị gout phải biết
Dấu hiệu nhận biết bệnh gout rõ như ban ngày và cách điều trị
Bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả?