Bệnh gout là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến và khó chữa nhất. Vậy bệnh gout có nguy hiểm không và cần phải làm gì để ngăn chặn các biến chứng của bệnh?
Bệnh gout có nguy hiểm không?
Bệnh gout được ví như “cơn ác mộng kéo dài” của không ít người. Hầu như những người mắc bệnh này đều có chung thắc mắc là không biết “Bệnh gout có nguy hiểm không?”
Bệnh gout sẽ không gây ra những nguy hiểm tức thì giống những bệnh khác như tim hay đột quỵ. Tuy nhiên, khi không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là tàn phế, tử vong.
Hơn nữa, gout là bệnh rất khó để điều trị dứt điểm dù trong bất kỳ giai đoạn nào. Do đó, việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout sớm từ lúc còn là nguy cơ hoặc chỉ mới ở giai đoạn cấp tính mới có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.
Biến chứng bệnh gout khó lường như thế nào?
Biến chứng của bệnh gout là một trong những vấn đề mà người mắc bệnh gout vô cùng lo lắng. Trong đó, phổ biến nhất là 3 biến chứng sau:
Tổn thương xương khớp
Sự xuất hiện của các hạt tophi trong các khớp gout chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho khớp bị thoái hóa dần. Hậu quả của tình trạng phát triển quá mức thoái hóa khớp sẽ gây biến dạng và mất khả năng hoạt động của khớp. Nói cách khác chính là khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, nặng hơn nữa là tàn phế.
Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, các hạt tophi bị vỡ sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong khớp. Hậu quả là gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết cực kỳ nguy hiểm.
Tổn thương chức năng thận
Theo thống kê, có khoảng 10 – 15% người mắc bệnh gout phải đối mặt với những tổn thương chức năng thận. Chủ yếu là suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận…Nguyên nhân là do lượng Axit uric trong máu tăng quá cao và được đào thải trực tiếp qua đường nước tiểu. Hậu quả là các tinh thể muối urat lắng đọng nhiều ở thận.
Đột quỵ và tai biến
Nguy cơ đột quỵ và tai biến ở những người mắc bệnh gout thường cao hơn so với những người bình thường. Nguyên nhân là do các tinh thể urat lắng đọng trong lòng mạch máu. Làm giảm lưu thông máu dẫn đến cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Phải làm gì để phòng ngừa những biến chứng khó lường của bệnh gout?
Có những trường hợp điều trị bệnh gout rất lâu nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm và cứ tái đi tái lại. Đó chính là do người bệnh phạm phải 2 sai lầm rất lớn dưới đây:
Sai lầm trong chế độ ăn uống
Kiêng hoàn toàn chất đạm là cách mà nhiều người mắc bệnh gout truyền tai nhau thực hiện. Tuy nhiên, đây là sai lầm rất lớn khiến bệnh càng khó kiểm soát. Đồng thời, làm cho cơ thể bị thiếu chất và tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác phát triển.
Sai lầm trong phương pháp điều trị
- Do lạm dụng thuốc giảm đau: Uống thuốc giảm đau gout chỉ là cách tạm thời để cắt giảm cơn đau gout đang diễn ra chứ không đi sâu trong việc trị bệnh. Thậm chí, cách này còn gây tác dụng phụ khó lường như dị ứng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày…
- Do lạm dụng tăng đào thải Axit uric qua thận: Cách này được thực hiện dưới cơ chế kích thích thận hoạt động quá sức để đưa Axit uric dư thừa trong máu sang nước tiểu. Khi lạm dụng cách này sẽ dễ gây suy thận, mà sau đó Axit uric lại tăng lên như cũ.
Vì vậy, để phòng ngừa biến chứng bệnh gout thì trước hết người bệnh cần tránh những sai lầm trên. Sau đó là phối hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học kèm theo sử dụng thuốc hợp lý. Phương pháp này nhằm kiểm soát Axit uric trong mức an toàn và giảm các triệu chứng viêm khớp. Đồng thời, khắc phục các biến chứng kèm theo cải thiện chức năng gan, thận.