Kể từ những năm 90 của thế kỷ 20 cho tới nay, tỷ lệ người bị gout ngày càng có xu hướng gia tăng và khó kiểm soát. Dù bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này. Vậy bệnh gout là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh gout này trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout thực chất là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Axit Uric trong máu, dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại các khớp. Hậu quả gây ra viêm khớp, thường là các khớp nhỏ ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và nhất là ở đầu ngón chân cái.
Theo thống kê trước đây cho thấy, bệnh gout thường xảy ra phổ biến ở nam giới từ 35 tuổi trở lên. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây bệnh này càng có xu hướng trẻ hóa do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.
Có một thực tế rằng bệnh gout không thể trị khỏi dứt điểm được dù ở bất cứ giai đoạn nào. Tuy nhiên, không có nghĩa là người bệnh sẽ phải chịu đau đớn suốt đời. Chỉ cần biết cách duy trì nồng độ Axit Uric an toàn thì những cơn đau gout sẽ không còn.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Cơ chế sinh ra bệnh gout đó là sự tích tụ của axit uric trong các khớp và xung quanh các mô. Khi Axit Uric tích tụ trong các khớp càng nhiều sẽ gây ra các triệu chứng sưng, viêm, đau đớn. Và dưới đây là 10 nguyên nhân bệnh gout dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Trong gia đình có người từng bị gout thì nguy cơ mắc bệnh gout của bạn cũng sẽ cao hơn.
- Thường thì nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới.
- Những người uống quá nhiều rượu bia sẽ dễ bị gout hơn những người không uống.
- Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 5 lần so với những người bình thường.
- Sử dụng quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm giàu purin.
- Những trường hợp cấy ghép các cơ quan trên cơ thể cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
- Khi cơ thể bị nhiễm chì ở ngưỡng cao sẽ làm tăng nguy cơ bị gout.
- Cơ thể tự sản sinh ra lượng axit uric vượt ngưỡng cho phép và gây ra gout.
- Do ảnh hưởng của các loại thuốc gây rối loạn chuyển hóa Axit Uric như kháng sinh, thuốc Aspirin…
- Uống quá nhiều vitamin có chứa niacin cũng làm tăng nguy cơ mắc gout.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh gout
Không khó để biết liệu bạn có đang mắc bệnh gout hay không, bởi những dấu hiệu bệnh gout khá đặc trưng. Thường thì bệnh gout sẽ diễn tiến theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
Sưng ngón chân cái và đau nhức dữ dội
- Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh gout, ban đầu có thể sẽ chỉ đau nhức ở ngón chân cái. Sau đó lan sang khớp xương tại các vị trí như mắt cá, đầu gối, hông, cổ tay, ngón tay…
- Tình trạng đau nhức dữ dội, đến mức không chịu nổi, đặc biệt là vào ban đêm. Ban đầu chỉ đau một chút rồi hết nhưng về sau càng đau nhiều và kéo dài đến mấy tiếng.
- Sau khi cơn đau giảm bớt thì xuất hiện các vết bầm tím, màu đỏ đậm ở vùng da của các khớp xương. Vùng da này cũng có thể bị bong tróc, ngứa, cứng và sưng nóng. Có thể kèm theo đó là có dấu hiệu sưng túi dịch đệm ở khuỷu tay và đầu gối.
- Người bệnh có thể bị sốt cao lên đến 390C.
Xuất hiện các cục tophi tại các khớp
Đến giai đoạn này cũng đồng nghĩa bệnh đã rất nặng và xuất hiện 3 triệu chứng tiêu biểu sau:
- Xuất hiện các cục tophi trên các khớp, xung quanh khớp hay ở vành tai. Đây là dấu hiệu chứng tỏ bệnh gout đã bước sang giai đoạn mạn tính. Những cục tophi này khi mới hình thành thường rất nhỏ, có màu trắng và có thể di động được. Đến khi Axit Uric tăng cao thì các hạt này bắt đầu to lên thành những khối u cục. Đặc điểm của chúng là có nhiều kích cỡ khác nhau, rất cứng, có thể gây sưng, đỏ, nóng rát.
- Trong giai đoạn này những cơn đau nhức diễn ra thường xuyên hơn và dai dẳng hơn. Bởi vì các khối u cục to lên, có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng.
- Nếu không được điều trị hợp lý thì sẽ ngày càng phát triển nặng. Đến cuối cùng người bệnh sẽ dần suy giảm hoặc mất hẳn khả năng vận động.
Bệnh gout có nguy hiểm không và biến chứng nguy hiểm khôn lường của bệnh gout là gì?
Bệnh gout là bệnh mạn tính nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hệ lụy khiến người bệnh khổ sở. Nhất là khi không được điều trị kịp thời và đúng cách thì còn ảnh hưởng đến cả tính mạng của người bệnh. Chẳng hạn như:
- Giai đoạn cuối của bệnh sẽ xuất hiện các vòng xoắn bệnh lý rất phức tạp. Các khớp có thể bị biến dạng, teo cơ, co cứng khó cử động, người bệnh có thể trở thành người tàn phế.
- Sỏi thận, sạn tiểu đường, thận ứ nước ứ mủ, suy thận cấp hoặc mạn tính, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, gây loãng xương, gãy xương, đục thủy tinh thể…
- Sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh giảm đau “vô tội vạ” gây nhiều phản ứng phụ. Có thể kể đến như: dị ứng thuốc, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tiêu chảy cấp…
Gout cấp và các giai đoạn bệnh
Bệnh gout sớm
Trong giai đoạn đầu tiên này, thường rất khó biết được rằng mình có đang mắc bệnh hay không. Chỉ khi được thực hiện xét nghiệm nồng độ Axit Uric trong máu thì mới có thể biết.
Lúc này, nồng độ Axit Uric trong máu chưa cao nên chưa gây ra các cơn đau gout cấp. Thực chất nó là Hội chứng tăng Axit Uric máu, chứ chưa phải bệnh gout. Nếu được kiểm soát thì các cơn đau gout cấp sẽ không xuất hiện mặc dù Axit Uric máu cao.
Bệnh gout cấp tính
Bệnh gout cấp tính được hiểu nôm na là giai đoạn giữa của bệnh gout. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Đồng thời, kèm theo nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Cơn gout cấp tính thường xảy ra phổ biến ở nam giới có độ tuổi từ 35 – 55. Khi Axit Uric trong máu tăng quá cao, gây đau nhức dữ dội, sưng tấy ở các khớp chân tay. Bệnh gout cấp tính thường xảy ra vào đêm hoặc sáng sớm, không kéo dài và có thể tự khỏi. Bệnh cũng có thể tái đi tái lại ít nhất là vài ba lần hoặc nhiều hơn trong một năm.
Bệnh gout mạn tính
Ở giai đoạn cấp tính, nếu người bệnh chỉ dùng thuốc giảm đau nhưng không tập trung kiểm soát Axit Uric thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn là giai đoạn mạn tính. Giai đoạn này biểu hiện bằng việc nổi các hạt tôphi và tình trạng viêm đa khớp mạn tính. Ngoài ra, gout mạn tính còn gây sỏi urat trong thận, viêm tĩnh mạch nông chi dưới…rất nguy hiểm.
Giai đoạn bệnh gout nặng
Nếu người bệnh lơ là trong việc trị bệnh gout ở những giai đoạn trước thì đến giai đoạn gout nặng bệnh sẽ ngày càng trầm trọng. Các vùng mô khớp bị tổn thương, thậm chí là viêm nhiễm khiến cho người bệnh phải chịu đau đớn kéo dài. Kèm theo là các khớp cơ trở nên biến dạng, xương có thể bị phá hủy, đi lại khó khăn và bị tàn phế suốt đời, thậm chí là tử vong.
Cách điều trị bệnh gout phổ biến hiện nay
Có 2 cách chủ yếu để kiểm soát bệnh gout: dùng thuốc kháng viêm giảm đau và giảm Axit Uric trong máu. Cả 2 cách này có nhiệm vụ ngăn cản các cơn đau gout cũng như các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh có 3 giai đoạn chính là gout cấp, gout mạn và gout nặng(4 giai đoạn, gout sớm, gout cấp, gout mạn, gout nặng). Tùy vào mỗi giai đoạn và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà sẽ có cách trị phù hợp.
Đối với điều trị gout cấp tính
Uống thuốc kháng viêm giảm đau
Cho đến thời điểm hiện tại thì có 3 loại thuốc phổ biến được ưu tiên sử dụng gồm:
Colchicine
Đây là loại thuốc dùng để điều trị gout lâu đời nhất và phổ biến nhất. Thuốc có chiết xuất từ rễ cỏ Colchicum autumnal. Thuốc được đánh giá là làm ổn định độ pH và ngăn chặn việc muối urat kết tinh tại khớp. Nhưng nhược điểm là thuốc không đào thải Axit Uric và tác dụng phụ là gây rối loạn tiêu hóa.
Xem thêm bài “Colchicine – Ưu điểm và tác dụng phụ”
Corticosteroid
Đây được xem là loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân chống chỉ định với Colchicin. Thuốc được sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm. Tuy nhiên, lưu ý không nên lạm dụng vì thuốc có tác dụng phụ.
Xem thêm bài “Thuốc Corticosteroid và những điều bạn cần biết”
Thuốc chống viêm không steroid
Nhóm thuốc này được ưu tiên sử dụng khi người bệnh chống chỉ định với Colchicin và Corticosteroid. Nhược điểm của thuốc này là có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Xem thêm bài “Thuốc kháng viêm không Steroid”
Hạ Axit Uric trong máu
Dùng thuốc kháng viêm giảm đau kết hợp hạ Axit Uric sẽ đem lại hiệu quả trị bệnh tốt hơn. Có 2 cách phổ biến đó là dùng thuốc và áp dụng các cách tăng đào thải Axit Uric.
Các loại thuốc hạ Axit Uric
- Allopurinol: Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến để hạ axit uric. Nhưng nhược điểm của nó là gây nhiều tác dụng phụ như kích ứng dạ dày ruột, nổi ban đỏ…
- Febuxostat (Uloric) 40 – 80mg: Loại thuốc này được chỉ định sử dụng điều trị khi người bệnh dị ứng với Allopurinol. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ nhất là với những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch.
Nếu cảm thấy e ngại với tác dụng phụ của 2 loại thuốc trên thì người bệnh có thể sử dụng Forgout. Đây là loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị gout được nghiên cứu lâm sàng với kết quả rất tốt. Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng so sánh giữa Allopurinol và Forgout thì Forgout có tác dụng hạ Axit Uric nhanh hơn, an toàn và hạn chế thấp nhất tỷ lệ tái phát cơn gout tốt hơn Allopurinol.
Ngoài ra, Forgout không gây ra các tác dụng phụ trên lâm sàng như đau bụng hay nổi mẩn ngứa…Sử dụng Forgout cũng giúp người bệnh “thoát khỏi” việc ăn kiêng kham khổ, giúp bổ gan lợi thận.
Các phương pháp hạ Axit Uric
Hiện nay, có 3 cách phổ biến nhất để hạ nồng độ Axit Uric trong máu gồm:
- Phương pháp tăng đào thải qua thận (phổ biến)
- Phương pháp kiềm sinh học (ít phổ biến)
- Phương pháp ngăn chặn chuyển hóa Axit Uric từ đầu (phương pháp mới)
Đối với điều trị gout mạn tính
Nguyên tắc quan trọng nhất vẫn là kết hợp dùng thuốc để kháng viêm, giảm đau và hạ axit uric trong máu. Việc này nhằm giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn này.
Trường hợp người bệnh chỉ dùng thuốc giảm đau mà không hạ Axit Uric thì các cơn đau sẽ càng dữ dội hơn. Bởi thuốc giảm đau chỉ cắt được triệu chứng, trong khi Axit Uric vẫn đang âm thầm tăng lên. Đến lúc phát hiện thì xương khớp đã bị tàn phá nặng nề, thậm chí là tàn phế.
Chính vì thế, trong giai đoạn mạn tính này người bệnh cần phải uống thuốc kháng viêm giảm đau và duy trì nồng độ Axit Uric luôn nằm trong ngưỡng an toàn.
Đối với điều trị gout nặng
Nếu trước đó người bệnh lơ là trị bệnh thì đến giai đoạn này sẽ không thể dùng thuốc được nữa. Bởi các cục u tôphi đã phát triển quá lớn, thậm chí là viêm nhiễm. Tình trạng này khiến người bệnh không còn vận động được nên cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.
“Bật mí” chữa bệnh gout bằng thảo dược theo dân gian hiệu quả
Trong dân gian vẫn còn lưu truyền những loại cây lá giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả, an toàn. Trong đó, có thể kể đến một số loại cây lá như:
Lá ổi non
Dùng lá ổi non sắc chung với lá sake, đậu bắp lấy nước uống thường xuyên. Tác dụng là tăng cường khả năng đào thải Axit Uric, giảm đau nhức, sưng khớp…
Bồ công anh
Trong rễ cây bồ công anh có chứa chất axit kynurenic. Chất này được các chuyên gia chứng minh rằng có khả năng giúp giảm các cơn đau khớp hiệu quả. Đối với những người bị gout thì có thể sắc thành trà uống 3 – 4 lần/ngày.
Lá tía tô
Trong lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất chống viêm, giãn mạch. Do đó, lá tía tô có thể giảm các cơn đau do gout gây ra. Cách thực hiện: dùng nước bột tía tô hãm đặc để uống hoặc đắp trực tiếp lên vị trí viêm khớp.
Gừng
Trong Đông y thì gừng được cho là có tác dụng chống viêm rất cao. Chính vì thế nhiều người bị gout thường dùng gừng có thể giảm đau, viêm khớp.
Lá lốt
Uống nước lá lốt mỗi ngày và dùng nước lá lốt ngâm chân tay sẽ giúp giảm đau xương khớp do gout gây ra.
Lá trầu không
Lá trầu không có chứa các nhóm tinh dầu giúp chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn khớp cũng như giảm đau thần kinh. Vì thế, việc sử dụng bài thuốc trị gout từ lá trầu không cũng là một gợi ý không tồi.
Cải bẹ xanh
Không chỉ là một loại rau cải tốt cho sức khỏe mà nó còn giúp đào thải Axit Uric hiệu quả. Luộc lên lấy nước uống hoặc giã nát ra rồi đắp lên chỗ bị sưng đau để giúp giảm đau nhanh chóng.
Forgout – Tia hy vọng cho người bệnh gout lâu năm
Trái ngược với việc tập trung khắc phục các cơn đau, tăng đào thải Axit Uric và ăn kiêng kham khổ. Cách điều trị gout tốt nhất là cần ổn định chuyển hóa đồng thời kết hợp ngăn chặn sự hình thành của Axit Uric ngay từ đầu. Và Forgout chính là sản phẩm có cơ chế này với sức mạnh “vừa tấn công vừa phòng thủ” với khả năng hỗ trợ trị gout đáng kinh ngạc.
Forgout 20mg Febuxostat chính là thành phần quan trọng nhất và được xem là “vũ khí tối thượng” của Forgout. Đây là hoạt chất trị gout mới được đánh giá là tốt hơn và có thể thay thế cho Allopurinol. Trên thế giới thì hoạt chất Febuxostat này được sản xuất dưới dạng thuốc tây là Uloric. Còn ở thị trường Việt Nam thì Febuxostat là được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng, nhờ vào các thành phần thiên nhiên như Đan Sâm, Tam Thất. Tìm hiểu thêm về “Thành phần forgout 20mg”
Sự kết hợp tuyệt vời này đã được các chuyên gia chứng minh giúp ngăn chặn hiệu quả sự chuyển hóa Axit Uric ngay từ đầu. Đồng thời, giảm thiểu các cơn đau tái đi tái lại, thận không bị tổn thương. Không gây tác dụng phụ và người bệnh cũng không phải ăn kiêng kham khổ.
Xem thêm bài “Nghiên cứu lâm sàng”
Người mắc bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống của người bị bệnh gout là rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Người bệnh phải ăn như thế nào vừa cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết vừa giữ cho cân nặng trong mức an toàn.
Bệnh gout kiêng ăn gì?
“Bệnh gout kiêng ăn gì?” chính là vấn đề mà hầu như người bệnh gout nào cũng quan tâm. Vậy bị gout nên
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt trâu, thịt xông khói, lạp xưởng, xúc xích…
- Các loại thủy hải sản như nghêu, sò, ốc, hến, tôm, cua, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá hồi…
- Các thực phẩm nội tạng như gan, thận, tim, óc, cật, lá lách…
- Bia, rượu, đồ uống nhiều đường như nước ngọt có gas, nước hoa quả đóng chai, mật ong, siro…
- Tránh ăn thức ăn lên men như nem chua, dưa hành củ kiệu,…để giảm nguy cơ kết tinh urê ở thận.
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu tinh bột chưa qua tinh chế như cơm, bánh mì, bánh quy…
Bệnh gout nên ăn gì?
- Các chế phẩm từ sữa, tốt nhất là sữa ít béo hoặc sữa chua.
- Chọn nguồn thực phẩm giàu protein từ thực vật sẽ tốt hơn protein từ động vật như trứng, các loại đậu…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch…
- Ăn nhiều trái cây tươi, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, lượu…
- Tăng cường bổ sung rau xanh vào chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt là súp lơ xanh, cần tây…
- Uống đủ nước, khoảng 2 lít/ngày vì nước sẽ giúp cơ thể đào thải axit uric hiệu quả hơn.