Axit Uric là gì?
Acid uric là một hợp chất dị vòng của một số chất như carbon, nito, oxi, hidro…Nó tạo thành các ion và muối được gọi là urat và axit urat. Nó chính là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin. Đồng thời, nó cũng là một trong những chỉ số xét nghiệm sinh hóa quan trọng nhằm xác định có bị gout hay không và đang bệnh ở mức độ nào.
Nó luôn tồn tại trong cơ thể con người ở một mức độ nhất định. Chúng có tác dụng kích thích não bộ, tăng khả năng tư duy và ngăn ngừa oxy hóa hiệu quả. Nhưng nếu vì lý do nào đó mà Acid uric tăng cao thì hậu quả sẽ rất nguy hiểm. Phổ biến nhất là gây ra bệnh gout và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nữa.
Nguyên nhân khiến nồng độ Axit uric máu tăng cao
Theo các chuyên gia thì nguyên nhân khiến Axit uric tăng cao chủ yếu gồm:
- Suy giảm chức năng thận
- Chế độ dinh dưỡng quá giàu protein như thịt, cá, hải sản…
- Uống nhiều rượu bia
- Béo phì
- Sử dụng thuốc lợi tiểu
- …
Chỉ số Axit uric trong máu bao nhiêu là cao?
“Chỉ số Axit uric bao nhiêu là cao?” là câu hỏi mà rất nhiều người mắc bệnh gout thắc mắc. Bởi việc biết được chính xác nồng độ Axit uric trong máu sẽ giúp chẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh gout hiệu quả. Theo các chuyên gia, nồng độ axit uric bình thường ở nam giới là 180 – 420 µmol/lít, ở nữ giới là 150 – 360 µmol/lít.
Vì thế, khi lượng Axit uric trong máu cao > 70mg/l (420 µmol/l) đối với nam giới và > 60 mg/l (360 µmol/l) với nữ thì nguy cơ mắc bệnh gout là rất cao. Lúc này, các tinh thể urat sẽ lắng đọng tại các ổ khớp và gây ra những cơn đau nhức cho người bệnh.
Tuy nhiên, nồng độ Axit uric cao chưa chắc là đã bị bệnh gout. Vì để biết chính xác có mắc bệnh gout hay không thì không chỉ dựa vào yếu tố nồng độ Axit uric mà còn phải xem có xuất hiện các cơn đau gout tại các khớp hay không.
Chỉ số Axit Uric 500 có cao hay không?
Khi thực hiện xét nghiệm máu và kết quả cho thấy chỉ số Axit uric trong máu là 500µmol/l thì chắc chắn một điều rằng bạn đang bị tăng Axit uric. Với chỉ số khá cao này, nếu vẫn chưa xuất hiện cơn đau gout khởi cấp thì chứng tỏ bạn vẫn chưa mắc bệnh gout.
Tuy nhiên, nếu chỉ số Axit uric 500µmol/l và có xuất hiện cơn đau tại các khớp thì chắc chắn một điều rằng bạn đã bị bệnh gout. Lúc này, người bệnh cần đi khám và sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau cũng như thuốc hạ Axit uric phù hợp để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.
Hậu quả của việc Axit Uric tăng cao
Khi nồng độ Axit uric vượt quá ngưỡng cho phép sẽ tạo điều kiện hình thành kết tủa tinh thể muối urat hình kim trong ổ khớp. Đồng thời, bạch cầu trong máu bị hoạt hóa, gây kích thích thực bào trong các tinh thể urat này. Hậu quả là phát sinh các cơn đau gout cấp.
Hơn thế nữa, càng về lâu dài thì những tinh thể urat này càng len lỏi vào sâu và lắng đọng trong khớp, sụn, xương. Hậu quả cuối cùng là hình thành các hạt tophi, gây hủy hoại xương khớp, thậm chí tàn phế, mất khả năng vận động. Nếu muối urat tích tụ ở tim, thận thì sẽ gây ra sỏi thận, sỏi tim…
Ngoài ra, sự gia tăng quá mức của Axit uric trong thời gian dài còn gây ra hàng loạt các bệnh về rối loạn chuyển hóa như: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp…
Nồng độ Acid uric cao nên ăn gì?
- Chuối: Chuối chứa hàm lượng cao kali và vitamin C giúp duy trì huyết áp và giảm nồng độ Acid uric trong máu hiệu quả.
- Ổi: Mỗi ngày ăn một quả ổi sẽ giúp hạn chế sự gia tăng Acid Uric trong máu hiệu quả.
- Táo: Táo chứa nhiều axit malic có tác dụng trung hòa Acid uric rất tốt. Vì thế, khuyến khích ăn 1 quả táo mỗi ngày sau bữa ăn là tốt nhất.
- Cherry: Quả anh đào rất giàu vitamin C và đặc biệt là nó có chất chống viêm tên anthocanis có khả năng giảm nồng độ Axit uric trong máu tốt. Đồng thời, nó còn giúp ngăn chặn axit uric kết tinh lắng đọng tại các khớp.
- Nho: Nho là loại quả có tính kiềm, không chứa purin nên rất tốt trong việc tăng đào thải Acid uric dư thừa.
- Dứa: Với hàm lượng axit malic, vitamin A, B, C…thì dứa là loại quả rất có lợi cho những người có lượng Acid uric trong máu cao hoặc những người mắc bệnh gout, sỏi thận, viêm khớp…
Ngoài các loại trái cây, thì để kiểm soát tốt nồng độ Acid uric thì người bệnh nên ăn nhiều: ngũ cốc nguyên cám, các loại thịt có màu trắng như thịt gà, thịt vịt…, các loại rau như súp lơ, rau cần, cải xanh, dưa chuột, củ cải, cà rốt, cà chua, bắp cải, các loại cà…
Nồng độ Acid uric cao kiêng ăn gì?
Sau đây là một số loại thực phẩm và trường hợp bị tăng Acid uric cần hạn chế hoặc là không sử dụng:
- Thịt đỏ: Một số loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt thú rừng…và một số loại thịt được chế biến xử lí sẵn như xúc xích, thịt xông khói….đều có chứa rất nhiều nhân purin. Do đó người cần tránh sử dụng tối đa loại thực phẩm này.
- Nội tạng động vật: Hầu như các loại nội tạng động vật như gan, phổi, thận, cật…cũng có chứa không ít nhân purin. Vì thế, hãy tránh xa chúng nếu không muốn Acid uric trong máu tăng cao.
- Một số loại hải sản, cá: Cá cơm, cá mòi, cá trích, cá hồi, sò điệp…đều có chứa purin rất lớn. Vì thế, dù có dinh dưỡng đến mấy thì người bệnh cũng nên tránh càng xa càng tốt.
- Rượu bia: Tuyệt đối tránh xa rượu bia bởi nó kích thích cơ thể sản sinh rất nhiều Acid uric. Thậm chí, nó còn là nguyên nhân gây ra bệnh gout phổ biến nhất hiện nay.
Cách giảm Acid uric trong máu
Tùy vào lượng Acid uric trong máu cao hay thấp mà sẽ có cách giảm Axit uric khác nhau. Chẳng hạn như:
- Trường hợp Acid uric tăng dưới 10mg/dl. Đồng thời không có triệu chứng gì thì chỉ cần điều chỉnh một chút về chế độ ăn uống và có lối sống lành mạnh để cân bằng lại Acid uric là được.
- Với trường hợp Acid uric tăng quá cao thì tốt nhất cần áp dụng các cách giảm Acid uric bài bản. Hiện nay, có 2 cách phổ biến nhất là uống thuốc và các cách khác để hạ Acid uric.
Dùng thuốc hạ Axit uric
Có thể kể đến Allopurinol, Febuxostat, …Đây là các loại thuốc được sử dụng phổ biến trong việc hạ Acid uric. Trong đó, Allopurinol, Febuxostat có thể gây ra tác dụng phụ về tim mạch, hệ tiêu hóa. Còn với TPCN Forgout của Dược phẩm TW3 thì không gây ra tác dụng phụ, hạ axit uric hiệu quả mà không phải ăn kiêng kham khổ. Tìm hiểu thêm nghiên cứu lâm sàng của sản phẩm tại bệnh viện Bạch Mai.
Các cách giảm Axit Uric
Hiện nay, có 3 cách phổ biến nhất để giảm nồng độ Axit Uric trong máu gồm:
- Phương pháp tăng đào thải qua thận (phổ biến)
- Phương pháp kiềm sinh học (ít phổ biến)
- Phương pháp ngăn chặn chuyển hóa Axit Uric từ đầu (phương pháp mới)