fbpx
Zalo

Axit Uric cao kiêng ăn gì

Việc kiểm soát Axit uric sao cho luôn nằm trong ngưỡng an toàn là điều mà ai cũng mong muốn. Vậy Axit uric cao kiêng ăn gì là tốt nhất? Hãy cùng Forgout tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé

Axit uric cao là bao nhiêu?

Axit uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chuyển hóa tự nhiên của cơ thể. Nó được hình thành thông qua 2 con đường là:

  • Nguồn Axit uric nội sinh: do tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành Axit uric.
  • Nguồn Axit uric từ thực phẩm: người bệnh nạp vào cơ thể các loại thực phẩm như nội tạng động vật, hải sản, rượu bia…sẽ dễ sản sinh ra Axit Uric.
Axit uric cao kiêng ăn gì là tốt nhất?

Axit uric cao vượt ngưỡng an toàn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm

Vậy Axit uric cao là bao nhiêu? Nếu kết quả cho thấy nồng độ Axit uric trong máu của bạn luôn nằm dưới mức 7mg/dl thì được xem là bình thường. Còn nếu kết quả cuối cùng cao hơn con số này thì được xem là nồng độ Axit uric cao. Cụ thể chỉ số xét nghiệm axit uric trong máu tăng khi: nam giới 70mg/l (420µmol/l), nữ giới là trên 60 mg/l (360µmol/l).

Axit uric cao kiêng ăn gì?

Theo các chuyên gia, cơ thể con người sẽ sản sinh ra Axit uric khi nó phân hủy purin. Vì thế, ai có nồng độ Axit uric cao thì tốt nhất nên tránh xa các loại thực phẩm có chứa nhiều purin. Có thể kể đến một số loại thực phẩm điển hình như:

Rượu, bia

Các loại đồ uống có cồn nói chung và rượu, bia nói riêng là thứ mà những người bị Axit uric cao cần tránh càng xa càng tốt. Bởi vì nó sẽ càng khiến cơ thể người bệnh sản sinh ra nhiều Axit uric hơn, thậm chí dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout rất cao.

Các loại thịt đỏ

Thịt bò, thịt gà, thịt, lợn, thịt thú rừng và các loại thịt xông khói, xúc xích…đều có chứa hàm lượng purin rất cao. Vì thế, nếu bạn có hàm lượng Axit uric cao thì nên hạn chế những loại thực phẩm này.

Các loại nội tạng động vật

Nội tạng động vật như tim, gan, phèo, phổi, lá lách…đều có chứa hàm lượng lớn chất purin. Chính chất này sẽ làm sản sinh Axit uric và dĩ nhiên nó cũng không hề tốt cho sức khỏe của người bệnh.

Hải sản

Hải sản rất giàu purin và chắc chắn khi hợp chất này vào trong cơ thể sẽ tạo ra rất nhiều Axit uric không tốt cho cơ thể. Vì thế, hãy hết sức lưu ý trong việc ăn hải sản. Tốt nhất chỉ nên dùng tối thiểu khoảng 110 – 170g/ngày và không nên ăn quá thường xuyên.

Axit uric cao kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Axit uric cao kiêng ăn gì? – Tốt nhất là nên kiêng thịt đỏ, rượu bia, nội tạng động vật…

Nước ngọt

Các loại nước ép trái cây, nước ngọt có gas đều có chứa hàm lượng đường fructose rất cao. Từ đó, kích thích cơ thể sản sinh Axit uric và kéo theo nguy cơ dễ mắc bệnh gout.

Bột nở

Các loại bánh được làm từ bột nở như bánh mì, bánh bao, bánh nướng…đều có chứa hàm lượng purin khá cao. Từ đó, dễ làm tăng Axit uric trong máu và gây ra nhiều bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thực phẩm chế biến sẵn

Trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói, đóng hộp đều có chứa hàm lượng cholesterol và chất bảo quản khá cao. Chúng chính là “thủ phạm” làm tăng Axit uric và tăng nguy cơ lắng đọng muối urat tại các khớp. Hậu quả là tạo điều kiện cho bệnh gout phát triển mạnh mẽ.

Axit uric cao nên ăn gì là tốt nhất?

Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý khi Axit uric tăng cao là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh việc kiêng cữ thì người bệnh cũng cần bổ sung các loại thực phẩm có lợi để giúp ổn định mức Axit uric.

Có thể kể đến một số loại thực phẩm có khả năng đào thải Axit uric như:

Rau củ, hoa quả

Đây là nguồn chất xơ dồi dào và đặc biệt tốt cho những người bị Axit uric tăng cao. Chúng chứa các hoạt chất có khả năng cân bằng, ổn định lượng Axit uric trong máu hiệu quả. Rau thì nên chọn súp lơ xanh, rau chân vịt…. Trái cây thì nên chọn  loại giàu vitamin, khoáng chất như ổi, táo, nho, cherry, chuối…

Cần tây

Đây là loại thực phẩm có tác dụng lợi tiểu và tăng cường bài tiết Axit uric hiệu quả. Bởi theo nghiên cứu trong lĩnh vực y học cổ truyền cho thấy cần tây có tác dụng kích thích bài tiết rất tốt. Đồng thời, nó hoạt động như một tác nhân kiềm hóa giúp điều trị chứng tăng Axit uric trong máu hiệu quả.

Các chế phẩm từ sữa ít béo

Sữa là nhóm thực phẩm chứa ít purine, thay vào đó, nó lại giàu khoáng chất, chứa nhiều canxi. Vì thế sử dụng sữa một cách hợp lý sẽ rất có lợi cho xương khớp. Đồng thời, sữa giúp tăng cường đào thải Axit uric qua nước tiểu nhanh hơn. Lời khuyên là mỗi ngày người bệnh nên uống 1 – 3 ly sữa là tốt nhất.

Chất đạm

Kiêng hẳn chất đạm để giảm Axit uric là sai lầm rất nhiều người mắc phải. Thực chất thì các bác sĩ chỉ khuyên rằng nên hạn chế nguồn đạm từ động vật chứ không nói người bệnh phải kiêng đạm hoàn toàn. Thay vào đó, nên chọn nguồn đạm từ thực vật từ các loại đậu (đậu gà, đậu phụ…), ăn trứng ít nhất 4 quả/tuần để vừa có đủ dưỡng chất vừa không làm tăng Axit uric.

Liệu axit uric cao kiêng ăn gì là tốt?

Thay vào đó nên ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất sẽ tốt cho sức khỏe hơn

Baking soda

Đây là một loại phụ gia dùng khi làm bánh nhưng lại vô tình là thực phẩm lý tưởng cho những người bị Axit uric tăng cao. Bởi vì trong baking soda có chứa thành phần axit cacbonat có tác dụng cân bằng môi trường axit và kiềm trong cơ thể, từ đó giúp giảm axit dư thừa trong máu.

Nước

Không những ăn mà việc uống cũng phải phù hợp với người bị Axit uric tăng cao. Mỗi ngày người bệnh nên uống ít nhất là 2 – 2,5 lít nước. Ngoài ra, có thể chọn uống nước khoáng có kiềm để tăng cường thanh lọc Axit uric dư thừa trong máu.

1800 55 88 74