“Sử dụng allopurinol có nguy hiểm không?” là đề tài mà các bệnh nhân gout luôn băn khoăn trăn trở. Allopurinol được biết đến như một phương thuốc trị bệnh gout được lưu truyền từ bấy lâu nay. Nhưng đã là thuốc thì không tránh khỏi được những tác dụng phụ. Vậy, tác dụng phụ của allopurinol nguy hiểm như thế nào?
Allopurinol là một chất ức chế enzyme xanthine oxidase. Chúng có công dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Allopurinol tương đối an toàn với bệnh nhân. Đặc biệt thuốc có thể sử dụng đối với bệnh nhân đang trong quá trình hóa trị, có tiền sử ung thư hoặc các bệnh về tim mạch.
Allopurinol không phải là thuốc kháng viêm giảm đau nên không thể dùng cho bệnh nhân đau gout cấp. Ngoài ra chúng cần được sử dụng lâu dài. Thậm chí là suốt đời để giữ lượng axit uric trong máu ở mức bình thường, ổn định. Ngăn ngừa tái phát các cơn đau gout cấp và các biến chứng của bệnh gout. Vì vậy, khi nhắc đến thuốc đặc trị gout, hầu hết bệnh nhân đều biết đến allopurinol.
Tuy nhiên, vẫn có một số cơ địa dị ứng với allopurinol. Tuy con số này chỉ chiếm 5% số người dùng thuốc. Nhưng khi bị dị ứng, người bệnh buộc phải ngừng ngay thuốc và đến bác sĩ chuyên khoa khám và tìm biện pháp khác thay thế trước khi bệnh trở nặng.
Để trả lời cho câu hỏi ” allopurinol có nguy hiểm không?”, thì đều là thuốc sẽ có những tác dụng phụ khác nhau. Đối với allopurinol cũng gây ra các phản ứng không mong muốn. Các trường hợp thường gặp như dị ứng, viêm gan nhiễm độc, xáo trộn chức năng gan, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mắt, phát ban,…
Một trong những tác dụng phụ dễ gặp nhất là bị nổi mẩn, ngứa, dị ứng ngoài da nhẹ. Đối với các trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị tăng men gan, viêm thượng bì hoại tử, xáo trộn chức năng gan,…Khi gặp các biểu hiện bất thường này, đầu tiên, bệnh nhân cần ngưng thuốc. Sau đó, đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tiếp tục sử dụng allopurinol.
Thực chất, bệnh nhân dị ứng với allopurinol không nhiều, chỉ chiếm khoảng 10% người sử dụng thuốc. Theo thống kê của Khoa nội cơ xương khớp ở Bệnh viện Chợ Rẫy, tổng cộng số bệnh nhân dị ứng với allopurinol là 50 người trên tổng số 1200 người.
Đối với một số trường hợp bị dị ứng nặng, bệnh nhân buộc phải ngưng sử dụng allopurinol suốt đời. Còn đối với trường hợp dị ứng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định lại liều dùng cho bệnh nhân ( chia nhỏ liều ra, tăng số cử uống trong ngày) cho đến khi hết dị ứng. Khi đó, nếu bệnh đã thuyên giảm, sẽ tiếp tục dùng thuốc. Nhưng nếu vẫn còn dị ứng thì cần ngừng thuốc.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp bình thường, hiện tượng dị ứng vẫn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc. Vì vậy bệnh nhân cần được thăm khám thường xuyên để kiểm tra nồng độ axit uric trong máu, đồng thời điều chỉnh liều thuốc phù hợp.
2 loại thuốc không nên uống kèm với allopurinol là thuốc ức chế men chuyển captopril và thuốc lợi tiểu thiazid (đặc biệt đối với bệnh nhân có chức năng thận bị giảm sút). Chúng là chất xúc tác “lý tưởng” làm tăng khả năng bị tác dụng phụ khi dùng allopurinol.
Ngoài 2 loại thuốc trên, người bệnh còn được khuyến cáo không nên dùng các nhóm kháng sinh beta lactam gồm các loại: penicillin và cephalosporin. Trong đó thường gặp nhất là ampicillin và amoxycllin. Chúng cũng làm tăng khả năng dị ứng với allopurinol.
Allopurinol được biết đến là phương pháp trị gout của hầu hết mọi bệnh nhân. Vị thuốc này đã được lưu truyền bấy lâu nay. Hiện nay, các loại thuốc có thể thay thế allopurinol không nhiều. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa đối với các bệnh nhân bị dị ứng allopurinol thì sẽ hết thuốc chữa. Sau đây là các loại thuốc có thể thay thế được allopurinol trong trường hợp bị dị ứng:
-Dùng các thuốc có chức năng tăng đào thải axit uric ra ngoài bằng đường nước tiểu như probenecid (benemid), sulfinpyrazone (desuric, anturan). Tuy nhiên, ở nước ta, các loại thuốc này không phổ biến và giá thành khá cao. Ngoài ra, chúng còn khó sử dụng vì có nhiều chống chỉ định (đối với bệnh nhân lớn tuổi, tiền sử suy thận, sỏi thận….)
-Uống các loại nước khoáng có bicarbonate hoặc uống lá sake, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để tăng đào thải qua đường tiểu. Ngoài ra, lá sake còn là một loại thuốc Nam được dùng nhiều để nhuận gan, lợi tiểu. Nếu uống nước sake hằng ngày có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Tuy nhiên, với những cách này, bệnh nhân cần kiên trì và phải duy trì trong một thời gian dài.
-Dùng febuxostat-chất ức chế enzyme xanthine oxidase, không chứa nhân purin. Đây là một phương pháp mới hoàn hảo để thay thế allopurinol. Febuxostat đã được Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép lưu hành từ năm 2009. Cuối năm 2016, febuxostat đã được Bộ Y Tế cho phép lưu hành tại Việt Nam dưới dạng thuốc. Trước đó, febuxostat dạng thực phẩm chức năng có tên là Forgout đã tạo ra tiếng vang lớn trong cộng đồng y khoa về cơ xương, khớp tại Việt Nam.
Để có thể làm bạn đồng hành với bệnh nhân gout, duy trì lượng axit uric ở ngưỡng an toàn thì Forgout với hàm lượng febuxostat 20mg- luồng gió mới trong điều trị bệnh gout- là một giải pháp tuyệt hảo. Forgout là một chế phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 3. Một đơn vị vững mạnh, nòng cốt trong hệ thống Tổng công ty Dược Việt Nam – Bộ Y tế. Đây là sản phẩm thuộc dạng thực phẩm chức năng đã được kiểm nghiệm và cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc. Vì hàm lượng febuxostat vừa đủ nên Forgout phù hợp với mọi bệnh nhân. Bệnh nhân có thể dễ dàng tìm thấy Forgout ở bất kì tỉnh thành nào.
Sau bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn có thể trả lời được câu hỏi “allopurinol có nguy hiểm không?” sẽ có thêm một phương pháp trị gout mới cho mình.