Gout- căn bệnh được mệnh danh là “căn bệnh nhà giàu” là một nỗi ám ảnh của bệnh nhân với những cơn đau “thấu tận tâm can”. Thấu hiểu được nỗi đau, các nhà nghiên cứu cho ra nhiều loại thuốc để chữa trị căn bệnh này. Sau đây cùng Forgout tìm hiểu căn bệnh này cũng như một số loại thuốc điều trị gout nhé!
Axit uric là chất thải được hình thành để phá hủy chất purin trong cơ thể. Hoặc nói cách khác, cơ thể tái tạo ra axit uric để hòa tan được các purin đó. Nhưng đối với thói quen sinh hoạt không lành mạnh sẽ làm gia tăng nồng độ axit uric. Trong đồ ăn chứa nhiều đạm, rượu bia,… chứa nhiều nhân purin. Khi cơ thể nạp chúng vào, hàm lượng purin tăng. Dẫn đến nồng độ axit uric tăng để có thể hòa tan được các purin đó. Tuy nhiên, khi nồng độ axit uric cao quá ngưỡng cho phép sẽ gây tình trạng ứ đọng tinh thể muối urat tại các khớp gây viêm. Vì vậy, đối với bệnh nhân gout sẽ xuất hiện các cục u ở các khớp, nóng, đỏ. Gây những cơn đau nhức dữ dội. Nếu không đi phẫu thuật loại các tinh thể muối urat đó, nguy cơ sẽ bị biến dạng các khớp rất cao.
Loại thuốc này chuyên dùng cho trường hợp đau gout cấp tính. Thuốc chống viêm không steroid có 2 tác dụng chính:
Khi xuất hiện các cơn đau gout cấp, thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt nhất, nhanh chóng trong vòng 24 giờ.
Ngoài ra, còn có một số loại thuốc chống viêm không steroid mang lại hiệu quả khá tốt như: ibuprofen, naproxen, etoricoxib,…
Thuốc cần được tuân theo chỉ định về liều lượng, thời gian dùng của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, ảnh hưởng niêm mạc dạ dày, đau tim, đột quỵ, ảnh hưởng gan, thận,….
Thực chất colchicine không phải thuốc giảm đau, chúng chỉ có tác dụng làm giảm sự tiếp xúc, va chạm của tinh thể urat vào màng khớp. Vì vậy, colchicine được dùng để trị gout, đặc biệt là các cơn đau gout cấp.
Thuốc đạt hiệu quả tốt nhất tối đa sau 24 giờ kể từ khi cơn đau gout xuất hiện. Vì vậy khi cơn đau gout cấp vừa xuất hiện, bệnh nhân cần dùng thuốc ngay. Nếu quên dùng thuốc và sử dụng thuốc sau khoảng thời gian đau gout cấp, thuốc sẽ bị vô tác dụng.
Liều dùng colchicine: 0,5mg/lần. 2-4 lần/ngày. Tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng, cân nặng, chiều cao, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ kê đơn thích hợp cho bệnh nhân.
Colchicine có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy,… Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
Một trong các cách trị gout phổ biến nhất chính là hạ axit uric về ngưỡng an toàn. Sau đây là một số loại thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric, ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể urat ở các khớp:
Đây được gọi là phương pháp điều trị gout truyền thống, được sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất. Allopurinol làm giảm nồng độ axit uric trong máu và làm giảm quá trình sản sinh axit uric bằng cơ chế ức chế xanthine oxydase-thành phần góp phần tạo nên axit uric. Ngoài ra, allopurinol còn hòa tan các tinh thể muối urat ở các khớp. Điểm trừ lớn đối với allopurinol là đối với bệnh nhân có tiền án bệnh gan, thận, cần đến bác sĩ chuyên khoa để kê đơn thích hợp. Thuốc không được sử dụng để trị các cơn đau gout cấp mà chỉ dùng khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm.
Đây được xem là một luồng gió mới trong công cuộc điều trị gout. Thuốc có cơ chế ức chế mạnh enzyme xanthine oxydase, không có nhân purin. Có tác dụng đưa axit uric về ngưỡng an toàn nhanh hơn và tốt hơn so với allopurinol. Ngoài ra, thuốc còn được dùng cho bệnh nhân có tiền sử gan, thận. Mặc dù vậy, thuốc vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn: buồn nôn, phát ban, đau khớp, gây kích ứng,…
Thuốc được sử dụng hàng ngày trong dự phòng đau gout cấp tái phát. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm tăng khả năng bài tiết axit uric ra ngoài bằng đường tiểu. Vì vậy, thuốc được khuyến cáo không nên dùng đối với bệnh nhân có tiền sử thận. Thuốc cũng có các tác dụng phụ như: sỏi thận, buồn nôn, phát ban, đau bụng, đau đầu,…. Để tránh nguy cơ sỏi thận, bệnh nhân sử dụng thuốc cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị gout mãn tính nặng. Pegloticase làm giảm axit uric nhanh và thấp hơn so với các loại thuốc trị gout khác. Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch (IV) 2 tuần/lần. Việc truyền thuốc sẽ mất 2 giờ. Bệnh nhân cần ở văn phòng bác sĩ khoảng 4 giờ để theo dõi, đảm bảo cơ thể không có phản ứng nào khác với truyền dịch. Đối với pegloticase, thuốc có tác dụng phụ gây buồn nôn, bầm tím, đau họng, táo bón, đau ngực, ói mửa,…Khuyến cáo không nên dùng thuốc nếu bệnh nhân có huyết áp cao hoặc đang có kế hoạch mang thai