Corticosteroid là thuốc được sử dụng để làm giảm các vùng viêm nhiễm của cơ thể. Trong điều trị gout cấp, corticosteroid thường được dùng cho những bệnh nhân dị ứng với colchicine. Thế nhưng, bên cạnh nhiều công dụng, thuốc này cũng có các tác dụng phụ bạn cần phải lưu ý
Thuốc corticosteroid là gì?
Thuốc corticosteroid dạng bôi ngoài da
Thuốc corticosteroid hay có tên gọi đầy đủ là glucocorticoid. Thực tế trong cơ thể chúng ta cũng có 2 loại corticosteroid thiên nhiên. Chúng được tiết ra từ vỏ thượng thận, bao gồm cortison và hydrocortison.
Thuốc corticosteroid có công dụng giảm đau hiệu quả các vùng bị viêm của cơ thể, giải quyết các vấn đề như thuốc sưng, đỏ da, ngứa da, hay dị ứng da. Ngoài ra, thuốc này còn hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn hay các bệnh về viêm xương khớp.
Thuốc corticosteroid là thành phần chính trong nhiều loại thuốc điều trị như: Dexamethason (chúng ta thường gọi là “đề xa” hay là “ hột dưa” ), Prednison, Prednisolon, Methylprednisolon, Triamcinolon…
Công dụng của corticosteroid với sức khỏe
Thuốc corticosteroid giảm đau gout cấp
Một số công dụng quan trọng của corticosteroid được trình bày dưới đây:
- Có khả năng chống viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch.
- Hỗ trợ giảm đau tốt, điều trị gout cấp.
- Khi thuốc vào cơ thể, sẽ được hấp thụ nhanh chóng vào máu. Trong đó có tới 90% lượng corticoid có tương tác với protein huyết tương, phản ứng tác dụng lên các cơ quan cơ thể. Đặc biệt thuốc có tác động mạnh lên tuyến thượng thận, tuyến yên và tuyến dưới đồi.
- Corticosteroid có khả năng chống viêm cho các bệnh về mắt.
Tác dụng phụ của thuốc corticosteroid
Tác dụng phụ corticosteroid gây mụn nhiều hơn
Corticosteroid là thuốc hữu hiệu trong việc chống viêm, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch, trị các bệnh xương khớp, tự miễn, bệnh suy tuyến thượng thận. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra các tác dụng phụ sau đây:
- Thuốc làm giữ nước và khoáng chất natri nên có thể gây nên tình trạng phù nề cũng như hiện tượng rối loạn chuyển hóa lipid. Từ đó, gây hiện tượng béo phì, tăng cân.
- Không thải trừ hàm lượng acid uric trong máu qua thận. Do đó vẫn có sự ứ đọng acid uric trong cơ thể và tiến triển bệnh gout vẫn tái phát. Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm về “2 sai lầm khiến bệnh gout ngày càng nặng hơn”
- Lạm dụng corticosteroid có thể làm teo cơ, loãng xương, có thể gây tụ huyết làm tắc nghẽn mạch máu.
- Thuốc corticosteroid làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn tới nguy cơ suy thận.
- Lạm dụng thuốc trong điều trị bề mặt da có thể gây viêm tắc lỗ chân lông, nổi mụn. Đồng thời, khiến da thích ứng và dễ phụ thuộc vào thuốc. Đồng thời, corticosteroid có thể làm teo da, rạn da, giảm đề kháng của da. Ngoài ra, thuốc còn có thể thấm qua da vào máu gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác.
- Sử dụng thuốc corticosteroid thường xuyên có thể gây loét dạ dày.
- Thuốc corticosteroid gây tăng huyết áp trong thời gian ngắn.
Tác dụng phụ của corticosteroid có thể gây sưng phù
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc corticosteroid
Khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ để dùng đúng cách, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn cần chú ý các điểm sau:
- Dùng đúng liều lượng được bác sĩ kê đơn.
- Cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú để dùng lượng thuốc phù hợp.
- Ngưng dùng thuốc nếu có bất kỳ dị ứng nào xảy ra.
- Không dùng chung thuốc này với các loại thảo dược, thực phẩm chức năng khác.
- Thông báo cho bác sĩ nếu đã từng có các dị ứng thuốc trước đó.
Trên đây là toàn bộ những điều bạn cần biết về thuốc corticosteroid. Hãy nắm vững các kiến thức trong bài viết để sử dụng thuốc đúng cách, đảm bảo an toàn sức khỏe của bạn.
Hãy dùng kèm Forgout để giảm Axit Uric. Hạ Axit Uric đúng cách mà chẳng cần ăn kiêng
“Forgout không có tác dụng phụ, không làm ảnh hưởng chức năng gan, thận.” – Đây là kết quả thu được từ hai nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị của Forgout trên bệnh nhân gút tiên phát” năm 2015 và “Nghiên cứu đặc điểm tăng Acid uric máu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện 198 – Bộ Công an” năm 2017 của bác sĩ Phan Thanh Tuấn và bác sĩ Nguyễn Lê Liêm.