Bệnh gout là bệnh rất dễ mắc phải nhưng lại rất khó trị. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm thì sẽ tăng khả năng điều trị thành công. Vậy khi đã chuyển biến nặng thì bệnh gout có chữa khỏi không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh gout có chữa khỏi không?
Bệnh gout được xếp vào danh sách 1 trong 4 căn bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có mức độ tàn phá cơ thể rất nặng nề và kèm theo đó là những cơn đau khớp khủng khiếp và dữ dội khiến cho sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh giảm sút nhanh chóng. Tình trạng này khiến nhiều người bệnh rơi vào bế tắc và tự hỏi không biết liệu “bệnh gout có chữa khỏi hẳn được không?”
Theo các chuyên gia thì bất kỳ căn bệnh nào mà ta đã tìm ra nguyên nhân gốc rễ của nó thì tất yếu sẽ có cách điều trị tốt nhất. Và đối với căn bệnh gout cũng không phải là ngoại lệ. Theo đó, cơ chế gây ra bệnh gout đó là do sự lắng đọng các vi tinh thể muối urat trong các khớp xương. Những tinh thể muối urat này cứ tích tụ dần ngày này qua ngày khác sẽ gây ra các phản ứng viêm, tổn thương khớp. Không những vậy nó còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan khác như tim, thận…
Để điều trị gout, người bệnh phải làm giảm Axit uric, và duy trì ở ngưỡng an toàn từ đó giúp giảm bớt hoặc có thể không còn các cơn đau nhức, sưng đỏ khớp… Khi những cơn đau gout không còn thì người bệnh có thể sống chung “hòa bình” với căn bệnh này. Như vậy, những câu hỏi như “bệnh gout có chữa khỏi không?” hay “bệnh gout có hết không?”, có thể được trả lời rằng “có thể hết đau gout nhưng không thể khỏi hẳn bệnh gout”. Để làm được vậy, người bệnh cần kiên trì và có chiến thuật đúng đắn.
Người bệnh phải làm gì để kiểm soát bệnh gout?
Việc điều trị bệnh gout thực sự rất khó để thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh không nên nản chí và nên lên kế hoạch khắc phục các triệu chứng cũng như giảm thiểu tối đa nồng độ Axit uric trong máu. Để làm được điều này thì người bệnh cần tuân thủ và làm theo những cách sau:
Sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau
- Colchicine, Corticosteroid, thuốc giảm đau chống viêm không sterioid…theo chỉ định của bác sĩ. Tránh lạm dụng vì tác dụng phụ của thuốc có thể gây hại đến gan, thận.
Điều chỉnh và thực hiện lối sống kiêng khem
- Mỗi khi xuất hiện các cơn đau nhức khớp thì cần nghỉ ngơi nhiều hơn để cho khớp thư giãn. Người bệnh cũng có thể chườm lạnh trong khoảng 15 phút để “đánh bay” cơn đau đáng ghét này.
- Lên thực đơn ăn uống hằng ngày thật khoa học và phù hợp với bệnh. Bao gồm việc giảm đạm (không được ăn quá 150g thịt/ngày). Không ăn các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật, hải sản. Thay vào đó, nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin V, các loại đậu, hạt…
- Kiêng tuyệt đối rượu bia, các chất kích thích khác như cà phê, trà, gia vị như hạt tiêu, ớt cay…
- Nên uống càng nhiều nước càng tốt, khoảng 2 – 3 lít nước/ngày để giúp tăng số lần bài tiết để đào thải Axit uric ra khỏi cơ thể.
- Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe…Lưu ý không nên vận động mạnh để tránh làm tổn thương đến các khớp bị viêm.
Người mắc bệnh gout cần có chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh
Kiểm tra sức khỏe và sử dụng Chiến Thuật đúng đắn để giảm Axit Uric
- Tuân thủ lịch thăm khám bệnh mà bác sĩ đưa ra. Để làm các xét nghiệm đo nồng độ Axit uric tăng hay giảm sau quá trình điều trị. Đồng thời, được bác sĩ tư vấn các cách giúp hỗ trợ điều trị gout tốt và đảm bảo an toàn.
- Sử dụng thuốc hoặc các loại thực phẩm chức năng để giảm lượng axit uric trong máu.
Hãy tìm hiểu sản phẩm Forgout – hạ axit uric đúng cách mà chẳng cần lo ăn kiêng.