“Axit uric tăng cao có phải bệnh Gout không?” là câu hỏi của rất nhiều người. tại bài viết này, cùng Forgout đi giải đáp thắc mắc này nhé!
Acid uric là một hợp chất dị vòng của một số chất như carbon, nito, oxi, hidro…Nó tạo thành các ion và muối được gọi là urat và axit urat. Nó chính là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin. Đồng thời, nó cũng là một trong những chỉ số xét nghiệm sinh hóa quan trọng nhằm xác định có bị gout hay không và đang bệnh ở mức độ nào.
Nó luôn tồn tại trong cơ thể con người ở một mức độ nhất định. Chúng có tác dụng kích thích não bộ, tăng khả năng tư duy và ngăn ngừa oxy hóa hiệu quả. Nhưng nếu vì lý do nào đó mà Acid uric tăng cao thì hậu quả sẽ rất nguy hiểm. Phổ biến nhất là gây ra bệnh gout và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nữa.
+ Tăng acid uric máu tiên phát (30% bệnh nhân Gout thuộc loại vô căn)
+ Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng, thịt đỏ, cá, bia,…
+ Người béo phì
+ Thường xuyên nhịn đói, ăn kiêng, tập thể dục quá sức
+ Người bị suy thận
+ Người nghiện rượu
+ Sử dụng thuốc lợi tiểu
+ Người có các tổn thương các ống thận xa
+ Sử dụng các thuốc gây giảm tải acid uric qua nước tiểu: aspirin, thuốc lợi tiểu,…
+ Do tác nhân di truyền
– Do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật ở phụ nữ có thai, người bệnh suy giáp, người bị ngộ độc chì, có chấn thương cũng gây ra tăng axit uric.
Nhiều người hiểu lầm rằng cứ axit uric tăng cao là mắc bệnh gout, đây là quan niệm sai lầm. Bởi người được kết luận là mắc bệnh gout là khi vừa có chỉ số nồng độ axit uric trong máu tăng, đi kèm với sự lắng đọng axit uric và gây ra những tổn thương tại khớp. Do vậy để chẩn đoán chính xác bạn có bị bệnh gout hay không cần được khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng chuyên sâu để kết luận đúng dựa trên các tiêu chuẩn sẵn có.
Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, giảm cân từ từ để giảm tải trọng lên các khớp.
– Tránh ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều purin như: nội tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo…).
– Hạn chế sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc chứa salicylate vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ tăng axit uric trong máu.
– Hạn chế uống rượu bia, đặc biệt nước ngọt có gas. Có thể uống rượu vang nhưng với lượng ít, với 150ml/ngày
– Uống nhiều nước để tăng thải axit uric.
Với những người đã được chuẩn đoán bị Gout thì cần sử dụng thêm thuốc đặc trị giúp giảm acid uric có chứa thành phần Febuxostat.
Liên hệ Hotline 1800558874 để được hỗ trợ và tư vấn kỹ hơn về bệnh nhé!